Chỉ số Glucose của người bình thường là bao nhiêu?
Glucose (còn gọi là đường) là nguồn năng lượng chính đi nuôi cơ thể, được chuyển hóa từ các loại thực phẩm mà chúng ta cung cấp cho bản thân mỗi ngày. Trong máu của con người luôn có một lượng Glucose nhất định để đảm bảo việc cung cấp năng lượng cho các hoạt động thường ngày:
- 90 – 130 mg/dl (tức 5 – 7,2 mmol/l) ở thời điểm trước bữa ăn.
- Dưới 180 mg/dl (tức 10 mmol/l) ở thời điểm sau ăn khoảng 1 – 2 tiếng.
- 100 – 150 mg/l (tức 6 – 8,3 mmol/l) ở thời điểm trước khi đi ngủ.
Thời điểm phù hợp để đo chỉ số Glucose của mình và đối chiếu chỉ số để biết mình có mắc bệnh tiểu đường hay không.
>> Tiểu đường có chữa khỏi hẳn được không?
Chỉ số Glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường?
Với bệnh nhân đái tháo đường, chỉ số Glucose như sau:
- Đo chỉ số Glucose lúc đói (trong khoảng 8 tiếng chưa ăn) ra kết quả là 126 mg/dl (7 mmol/l) trở lên thì chứng tỏ đã bị tiểu đường. Lưu ý là cần đo 2 lần liên tiếp để có kết quả chính xác hơn bởi đôi khi các thông số này có những dao động lên xuống không đồng nhất. Trong trường hợp đo lại mà kết quả chỉ số sau dưới 110 mg/dl (6,1 mmol/l) nên đem kết quả tới bác sĩ để được tư vấn phù hợp.
- Nếu mức Glucose đo lúc đói trong khoảng 110 – 126 mg/dl (6,1 – 7 mmol/l) thì đang nằm trong giai đoạn bị rối loạn đường huyết lúc đói. Nói cách khác thì đây là giai đoạn tiền tiểu đường. Có khoảng 40% người có chỉ số Glucose như này sẽ mắc bệnh tiểu đường trong 4 – 5 năm sau. Cho nên, nếu đang trong khoảng chỉ số này thì bạn cần có lộ trình điều trị phù hợp, tránh xảy ra bệnh nặng rồi mới điều trị vì vừa kém hiệu quả lại tốn nhiều chi phí.
Dấu hiệu cảnh báo tiểu đường type I và type II
Đái tháo đường là một trong những bệnh lý có tiến trình phát triển nhanh. Sau khi khởi phát, nếu chúng ta không áp dụng các phương pháp kiểm soát đường trong máu thì các triệu chứng cụ thể của bệnh sẽ nhanh chóng xuất hiện. Trong đó, 4 vấn đề sau là các dấu hiệu điển hình cho chứng tiểu đường type I và type II:
-
Cơ thể cảm thấy đói và rất mệt: Khi cơ thể không có đủ insulin, các glucose được hấp thụ vào cơ thể thông qua con đường ăn uống gần như không chuyển hóa được thành năng lượng. Điều này sẽ khiến chúng ta luôn trong tình trạng uể oải, mỏi mệt.
-
Đi tiểu nhiều lần trong ngày, càng đi tiểu lại càng cảm thấy khát: Số lần đi tiểu của bệnh nhân đái tháo đường type I được ghi nhận là cao hơn gấp nhiều lần so với người trưởng thành bình thường. Cơ thể sẽ tự tạo ra nhiều nước tiểu hơn để đào thải bớt glucose dư thừa và gây tình trạng mất nước, khát nước.
-
Khô miệng và nổi mẩn ngứa trên da: Khi cơ thể tạo ra lượng nước tiểu lớn hơn bình thường, độ ẩm của các cơ quan khác sẽ tự động bị giảm đi đáng kể. Tình trạng thiếu nước, mất nước này sẽ khiến miệng chúng ta bị khô hơn. Làn da cũng không còn mềm mại, mịn màng nữa mà dẫn trở nên sần sùi, dễ nổi mẩn ngứa.
-
Sút cân nhiều, cơ thể gầy đi trông thấy.
-
Thị lực giảm rõ rệt: Việc mất cân bằng lượng nước trong cơ thể là tác nhân gây ra tình trạng tròng mắt sưng, gây ra hiện tượng mắt mờ và suy giảm thị lực.
-
Bệnh nhân sẽ cảm thấy thị lực giảm dần
Ngoài 5 vấn đề nêu trên, đối với các bệnh nhân đã bị đái tháo đường kéo dài, một số triệu chứng sau cũng có thể xuất hiện:
-
Nhiễm trùng nấm men: Nấm men được biết đến như thứ hấp thụ glucose. Cơ thể càng dư thừa glucose thì càng dễ có khả năng phát triển nấm men. Lượng nấm men đạt đến mức nhất định có thể gây nhiễm trùng tại các nếp gấp trên da, tại ngón tay, ngón chân cũng như cơ quan sinh dục cả nam và nữ.
-
Kéo dài thời gian lành các vết loét, vết thương hở: Lượng đường tồn tại trong máu sẽ cản trở lưu lượng máu bình thường của cơ thể, qua đó làm tổn thương một số dây thần kinh. Lúc này nếu bệnh nhân tiểu đường type II có vết thương ngoài da thì thời gian tự hồi phục là tương đối lâu.
Các bác sĩ chuyên khoa đều nhận định không có dấu hiệu cảnh báo phân biệt giữa tiểu đường type I và type II. Việc đánh giá và xếp loại thường căn cứ vào độ tuổi cũng như bệnh sử di truyền của gia đình để định hướng. Trong đó type I thường xảy ra ở trẻ em, thanh niên, người trẻ tuổi,…
-
Nên duy trì chỉ số đường huyết an toàn và theo dõi đường huyết thường xuyên để tránh nguy cơ biến chứng tiểu đường.