Đường huyết ở mức nào là cao và nguy cơ của nó

Đường huyết là chỉ số vô cùng quan trọng đối với việc chăm sóc sức khỏe vì nó đánh giá được các nguy cơ có thể sảy ra các bất thường của cơ thể. Đặc biệt chỉ số đường huyết cao là căn cứ quan trọng đánh giá nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cũng như đánh giá mức độ của bệnh tiểu đường. Do vậy việc bạn kiểm tra thường xuyên chỉ số này là vô cùng quan trọng, điều này lại càng cần thiết với những người bước vào tuổi sau 40.

>> nên đo đường huyết lúc nào?

Máy đo đường huyết thương hiệu Facare đáp ứng được mong muốn kiểm tra chỉ số này của bạn. Máy được đổi mới cho khách hàng sau khi máy cũ đạt mốc 1250 đến 1300 lần đo, bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây

Chỉ số Glucose của người bình thường là bao nhiêu?

Glucose (còn gọi là đường) là nguồn năng lượng chính đi nuôi cơ thể, được chuyển hóa từ các loại thực phẩm mà chúng ta cung cấp cho bản thân mỗi ngày. Trong máu của con người luôn có một lượng Glucose nhất định để đảm bảo việc cung cấp năng lượng cho các hoạt động thường ngày:

  • 90 – 130 mg/dl (tức 5 – 7,2 mmol/l) ở thời điểm trước bữa ăn.
  • Dưới 180 mg/dl (tức 10 mmol/l) ở thời điểm sau ăn khoảng 1 – 2 tiếng.
  • 100 – 150 mg/l (tức 6 – 8,3 mmol/l) ở thời điểm trước khi đi ngủ.

Đo chỉ số Glucose của mình ở những khoảng thời gian đo này và đối chiếu chỉ số cho phù hợp để biết mình có mắc bệnh tiểu đường hay không.

Chỉ số Glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường?

Với bệnh nhân đái tháo đường, chỉ số Glucose như sau:

  • Đo chỉ số Glucose lúc đói (trong khoảng 8 tiếng chưa ăn) ra kết quả là 126 mg/dl (7 mmol/l) trở lên thì chứng tỏ đã bị tiểu đường. Lưu ý là cần đo 2 lần liên tiếp để có kết quả chính xác hơn bởi đôi khi các thông số này có những dao động lên xuống không đồng nhất. Trong trường hợp đo lại mà kết quả chỉ số sau dưới 110 mg/dl (6,1 mmol/l) nên đem kết quả tới bác sĩ để được tư vấn phù hợp.
  • Nếu mức Glucose đo lúc đói trong khoảng 110 – 126 mg/dl (6,1 – 7 mmol/l) thì đang nằm trong giai đoạn bị rối loạn đường huyết lúc đói. Nói cách khác thì đây là giai đoạn tiền tiểu đường. Có khoảng 40% người có chỉ số Glucose như này sẽ mắc bệnh tiểu đường trong 4 – 5 năm sau. Cho nên, nếu đang trong khoảng chỉ số này thì bạn cần có lộ trình điều trị phù hợp, tránh xảy ra bệnh nặng rồi mới điều trị vì vừa kém hiệu quả lại tốn nhiều chi phí.
  • Nếu bị tiểu đường hay rối loạn đường huyết lúc đói thì người bệnh cũng không quá lo lắng. Với chế độ ăn ít tinh bột, giữ cân nặng ở mức hợp lý, sống lạc quan và duy trì hoạt động thể dục thể thao đều đặn hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh bình thường.

Biến chứng

Đái tháo đường là căn bệnh mạn tính có khả năng để lại biến chứng cao, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể nhiều năm sau đó. Về cơ bản, lượng đường trong máu quá cao sẽ làm tổn thương nghiêm trọng các cơ quan và mô. Về lâu về dài, tế bào tại nhiều bộ phận có khả năng bị ảnh hưởng, thậm chí bị biến đổi. Người bệnh mắc chứng đái tháo đường càng lâu thì nguy cơ gặp biến chứng càng cao.

Một số biến chứng của bệnh tiểu đường type I và II

Sau một thời gian mắc bệnh đái tháo đường, bệnh nhân có thể phải đối mặt với một trong những vấn đề sức khỏe sau đây:

  • Trầm cảm.

  • Suy giảm trí nhớ hoặc mất trí nhớ.

  • Suy giảm thị lực nghiêm trọng và dễ mắc một số bệnh tại võng mạc.

  • Thính lực bị ảnh hướng, có thể gây điếc ở mức độ nhẹ.

  • Mắc một số bệnh da liễu như nhiễm trùng da do nấm và vi khuẩn.

  • Người bệnh dễ bị nhiễm trùng nếu có vết thương ngoài da do thời gian tự phục hồi của cơ thể kéo dài.

  • Dễ mắc các bệnh liên quan đến thận vì dung nạp thuốc trong quá trình điều trị.

  • Các dây thần kinh bị ảnh hưởng có thể gây bệnh thần kinh.

  • Sức khỏe hệ tim mạch bị suy giảm rõ rêt, trong đó bệnh nhân tiểu đường thường phải đối mặt với nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim đột ngột.

Nên duy trì chỉ số đường huyết an toàn bằng một số biện pháp duy trì sức khỏe dành cho người mắc bệnh tiểu đường.