Chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 cần tuân theo trong mùa lạnh

Chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 là rất quan trong. Nên việc can thiệp dinh dưỡng là nền tảng của mọi đối tượng bị đái đường đường tuýp 2. Vậy ăn uống như thế nào là hợp lý và an toàn? Vừa đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng nồng độ đường trong máu lại không quá thấp hay quá cao?.

Hãy cùng Ngày đầu tiên tìm hiểu về chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng nhất dành cho bệnh nhân bị Đái tháo đường (Tiểu đường) nhé.

>> mua máy đo đường huyết ở đâu

Screenshot 2021-07-22 224210
Bệnh tiểu đường

Một số khuyến cáo từ các hướng dẫn quốc tế

Thực phẩm chứa nhiều đường (Carbohydrate)

Thực phẩm chứa phân tử đường (carbohydrate). Như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau và sữa ít béo đều được xem là nguồn thực phẩm lành mạnh.

Thực tế, loại thực phẩm chứa carbohydrate nào không quan trọng bằng tổng lượng carbohydrate ăn vào. Nếu bạn “lỡ” tiêu thụ một lượng thực phẩm chứa đường lớn hơn bình thường. Bạn nên hỏi bác sĩ về việc tăng liều insulin tiêm hoặc thuốc uống.

Việc sử dụng các loại bánh ngọt, kẹo, nước ngọt thực ra vẫn được chấp nhận, tuy nhiên không được vượt quá quy định.

Thực phẩm chứa nhiều đạm (Protein)

Ở những bệnh nhân đang được điều trị Đái tháo đường (Tiểu đường), protein không làm tăng nồng độ đường trong máu.

Khi nồng độ đường máu của bệnh nhân đang trong giai đoạn khó kiểm soát, họ thường cần nhiều đạm hơn bình thường.

Thực phẩm chứa nhiều mỡ (acid béo, cholesterol)

Hạn chế ăn các chất béo bão hòa (mỡ động vật) và thực phẩm chứa nhiều cholesterol. Theo khuyến cáo, bệnh nhân bị Đái tháo đường nên ăn ít hơn 300mg cholesterol mỗi ngày. Có một số đối tượng nên <200mg mỗi ngày.

Nếu bạn cần giảm cân, hãy giảm lượng mỡ ăn vào. Bạn nên thay chất béo bão hòa thành chất béo không bão hòa (dầu thực vật, hạt) và carbohydrate.

Nên ăn ba bữa ăn có cá mỗi tuần, sẽ giúp bệnh nhân Đái tháo đường (Tiểu đường) có đủ lượng dưỡng chất cần thiết.

Các loại thực phẩm khác

Chất xơ: Ăn nhiều chất xơ sẽ giúp bệnh nhân mau no, hạn chế được các thực phẩm nhiều đường khác.

Muối: Nên được ăn hạn chế, vì ăn nhiều muối sẽ đi kèm với việc tăng nguy cơ mắc tăng huyết áp. Đái tháo đường và tăng huyết áp là 2 nguy cơ hàng đầu của các bệnh lý tim mạch.

Screenshot 2021-07-22 225050
Bệnh tiểu đường

Vitamin và khoáng chất: Ăn uống đa dạng các loại trái cây, rau xanh và cá, sẽ giúp bệnh nhân cung cấp đầy đủ các vi chất thiết yếu này.

Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh cho người mắc bệnh Đái tháo đường

Có nhiều cách xây dựng bữa ăn cho bệnh nhân mắc bệnh Đái tháo đường (Tiểu đường).

Tính hàm lượng carbohydrate:

Người ta dựa vào việc tính GI (chỉ số đường). Chỉ số này nói lên mức ảnh hưởng của thực phẩm đến đường trong máu, GI càng cao, loại thực phẩm đó càng dễ tăng đường máu:

  • Thực phẩm GI thấp (0 đến 55):
  • Lúa mạch
  • Mì ống
  • Ngũ cốc cám giàu chất xơ
  • Bột yến mạch
  • Cà rốt, rau xanh
  • Táo, cam, bưởi và nhiều loại trái cây khác
  • Hầu hết các loại hạt, đậu
  • Sữa và sữa chua
Screenshot 2021-07-22 225652
Bữa ăn cho người tiểu đường
  • Thực phẩm GI vừa phải (56 đến 69):
  • Bánh mì lúa mạch đen
  • Gạo lức
  • Nho khô
  • Thực phẩm GI cao (70 và cao hơn):
  • Bánh mì trắng
  • Hầu hết các loại ngũ cốc đã chế biến và bột yến mạch ăn liền, bao gồm cả bột cám
  • Hầu hết các món ăn nhẹ
  • Khoai tây
  • Gạo trắng
  • Mật ong
  • Dưa hấu, dứa, sầu riêng, mít.

Tất nhiên việc lựa chọn thực phẩm sẽ rất ưu tiên nhóm có GI thấp, vừa giúp no bụng vừa hạn chế đường máu tăng cao.

Phương pháp cái dĩa

Đây là một phương pháp đơn giản, được nhiều người thích sử dụng vì trực quan và dễ nhớ.

  • 1 nửa dĩa sẽ chứa:

Các loại rau không chứa tinh bột, chẳng hạn như salad, đậu xanh, bông cải xanh, súp lơ, bắp cải và cà rốt.

  • 1 phần tư dĩa sẽ chứa:

Thịt: chẳng hạn như thịt gà, gà tây, ăn kèm đậu, đậu phụ hoặc trứng.

  • Phần còn lại:

Ngũ cốc hoặc thực phẩm giàu tinh bột, chẳng hạn như khoai tây, gạo hoặc mì ống (hoặc bỏ hoàn toàn tinh bột và tăng gấp đôi với các loại rau không chứa tinh bột).

Screenshot 2021-07-22 230203

                                                    Tiểu đường

 

Một số phương pháp khác

Bạn nên lập một kế hoạch chi tiết dành cho mỗi bữa ăn hàng ngày, không nên ăn lặp lại thường xuyên cùng một món.

Kiểm soát đường huyết là một quá trình rất dài cho các bệnh nhân Đái tháo đường (Tiểu đường). Việc sử dụng thuốc và tái khám nên tuân thủ hoàn toàn theo dặn dò của bác sĩ. Với mỗi tình huống khó khăn trong ăn uống hoặc tiêu chảy, nôn ói nhiều, hãy liên hệ ngay với bác sĩ.

Khi tập luyện thể dục thể thao, bạn nên chuẩn bị sẵn kẹo ngậm hoặc 1 chai nước ngọt để phòng ngừa các tình huống hạ đường huyết.

Nên và không nên ăn gì là câu hỏi hết sức phổ biến của những người mắc bệnh Đái thao đường. Hy vọng bài viết này giúp được cho các bệnh nhân có thể tìm được chế độ dinh dưỡng phù hợp

Kiểm soát tiểu đường:

Để kiểm soát tốt tiểu đường các bạn nên kiểm tra thường xuyên chỉ số đường huyết tại nơi các bạn đặt lịch khám định kỳ. Ngoài ra các bạn có điều kiện có thể mua và sử dụng máy đo đường huyết tại nhà. Nên mua hãng có uy tín và sản phẩm được sử dụng công nghệ mới nhất.

FaCare là nhà cung cấp sản phẩm máy đo đường huyết của tập đoàn TaiDoc, một trong 5 tập toàn sản xuất thiết bị y tế lớn nhất toàn cầu. Máy đo đường huyết và máy đo đa thông số 5 trong 1 đều sử dụng công nghệ mới nhất của MedNet GmbH (CHLB Đức). Các mẹ có thể tham khảo thêm tại đây