Nười Việt Nam bị bệnh tiểu đường tăng gấp đôi trong một thập kỷ
Việt Nam được xếp nằm trong 10 quốc gia có tỷ lệ gia tăng bệnh nhân đái tháo đường cao nhất thế giới với tỷ lệ bệnh nhân tăng 5,5% mỗi năm. Theo Bộ Y tế, đái tháo đường là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 trong các loại bệnh tật tại Việt Nam, sau bệnh lý tim mạch và ung thư.
>> chế độ tập luyện của tiểu đường
Tại Việt Nam, số liệu từ Hội Nội tiết và đái tháo đường (VADE) cho biết, hiện có tới 3,53 triệu người đang “chung sống” với căn bệnh đái tháo đường hay tiểu đường, và mỗi ngày có ít nhất 80 trường hợp tử vong vì các biến chứng liên quan. Dự báo, số người bắc bệnh có thể tăng lên 6,3 triệu vào năm 2045. Đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong căn bệnh đái tháo đường.
Hầu hết người tiền đái tháo đường hoặc đang mắc bệnh nhưng không biết rằng mình đang mắc căn bệnh này trong đó có đến 85% trường hợp chỉ phát hiện khi bệnh đã có những biến chứng nặng nề. Nguyên nhân của điều này là do tiểu đường là một quá trình tích tụ lâu dài với những biểu hiện không điển hình nên rất khó nhận biết. Số đông bệnh nhân chỉ biết được sự tồn tại của bệnh khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc thăm khám một bệnh lý nào khác.
Vậy hiểu bệnh tiểu đường thế nào cho đúng và những biến chứng nguy hiểm của bệnh là gì?
Tiểu đường chính là tình trạng dư thừa lượng glucose trong máu. Bệnh còn có tên gọi khác là đái tháo đường, thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa protein, cacbohydrat và mỡ.
Lượng carbohydrates trong đồ ăn, thức uống đưa vào cơ thể con người hàng ngày. Được hấp thu vào đường ruột như glucose và hòa tan trong máu. Quá trình này làm sản sinh insulin giúp glucose được đưa vào các tế bào và trở thành nguồn năng lượng của cơ thể. Khi insulin hoạt động không hiệu quả và glucose tăng cao quá khả năng xử lý của insulin sẽ khiến cho một lượng lớn glucose không được chuyển hóa thành nguồn năng lượng của cơ thể và bị dư thừa trong máu.
Như vậy hiện nay Đái tháo đường không còn là ‘căn bệnh nhà giàu’ mà mọi người từng coi nhẹ như trước kia nữa. Bệnh tiểu đường dẫn đến các biến chứng như tàn phế, mù lòa và tăng nguy cơ tử vong. Căn bệnh này trở thành nỗi sợ hãi, là gánh nặng tâm lý đè lên vai của người bệnh và gia đình. Một người bị tiểu đường phải tốn kém rất nhiều chi phí để điều trị bệnh, khi bệnh tình trầm trọng dẫn đến biến chứng thì chi phí này còn cao hơn nữa tùy loại. Chưa hết, những người bị tiểu đường có thể tăng nhồi máu cơ tim, đột quỵ từ 2- 4 lần, tuổi thọ giảm trung bình khoảng 10 năm.
Thông thường khi phát hiện ra bệnh tiểu đường có nghĩa là nó đã có trước đó 5 – 10 năm rồi. Nhưng trong thời gian đó, bệnh không hề có triệu chứng. Tuy nhiên khi phát bệnh, thường đã vào giai đoạn xuất hiện biến chứng như lở loét chi, suy thận, mờ mắt… dẫn đến quá trình điều trị mất thêm nhiều thời gian và công sức.
Vậy có những cách nào để nhận biết và ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh đái thào đường hay bệnh tiểu đường?
Hoạt động thể chất và tăng cường thể lực
Hoạt động thể chất và tăng cường sức mạnh của các bộ phận của cơ thể để kiểm soát đường huyết là chìa khóa để phòng ngừa bệnh tiểu đường. Hơn nữa, tập thể dục thường xuyên giúp giảm cân, càng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Kiểm soát cân nặng
Cân nặng quá mức khiến cơ thể khó sử dụng insulin để kiểm soát lượng đường trong máu. Vì vậy, hãy duy trì cân nặng khỏe mạnh bằng cách ăn uống hợp lý, cân đối nhu cầu năng lượng của cơ thể và tập thể dục thường xuyên
Hạn chế chất béo chuyển hóa
Dầu thực vật hydro hóa và chất béo chuyển hóa đã được chứng minh là góp phần vào bệnh tim và cũng có thể góp phần vào bệnh tiểu đường loại 2.
Chất béo chuyển hóa được tạo ra bằng cách hydro hóa dầu thực vật để biến dầu dạng lỏng thành dạng rắn có thể bảo quản lâu hơn và hương vị thơm ngon hơn. Bơ thực vật là một chất béo chuyển hóa điển hình. Thực phẩm chiên, rán quá kỹ, các loại bánh qui, bánh nướng, bánh ngọt, khoai tây chiên, thức ăn nhanh đều chứa chất béo chuyển hóa. Ngược lại, chất béo trong cá hồi và các loại hạt và trái bơ lại rất tốt cho sức khỏe.
Tránh thực phẩm chế biến
Tránh ăn các loại thực phẩm như gạo trắng và ngũ cốc khô vì chúng có nhiều carbohydrate tinh chế. Thực phẩm chế biến và chiên cũng không lành mạnh với chất béo và carbohydrate làm suy yếu sức khỏe. Thay vào đó, nên ăn các loại carbohydrate lành mạnh như các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt.
Ăn nhiều chất xơ
Ăn một chế độ ăn giàu chất xơ. Khi ăn carbohydrate giàu chất xơ, glucose sẽ được giải phóng chậm hơn. Đồng thời chất xơ cũng làm chậm quá trình tiêu hóa và giảm tốc độ hấp thụ của đường vào máu, giúp ngăn chặn sự tăng đột biến lượng đường trong máu, từ đó ngăn ngừa bệnh bệnh tiểu đường
Không hút thuốc lá
Hút thuốc không chỉ liên quan đến sự phát triển của bệnh tiểu đường mà còn góp phần gây ra bệnh tim và gây ung thư phổi.
Đo lường lượng đường huyết trong cơ thể đều đặn
Theo dõi, đo lường lượng đường huyết trong cơ thể thường xuyên là cách hiệu quả để kiểm soát và thay đổi lối sống ăn uống, sinh hoạt một cách kịp thời khi có dấu hiệu chỉ số glucose tăng quá mức.
THIẾT BỊ MÁY ĐO ĐƯỜNG HUYẾT THÔNG MINH FACARE G168 BLUETOOTH
Máy sử dụng công nghệ kết nối bluetooth thế hệ mới được tin dùng vì độ chính xác rất cao, dễ dàng sử dụng và có nhiều ưu điểm nổi trội, đặc biệt là khả năng kết nối với điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính để bàn hoặc latop…bằng phần mềm FACARE để xem các báo cáo kết quả trên các thiết bị một cách thuận lợi.
Y học ngày càng phát triển, để xét nghiệm máu cũng có vô số thiết bị hỗ trợ tại nhà, không cần đến bệnh viện mà vẫn có kết quả chính xác. Với Máy đo đường huyết bạn có thể yên tâm tuyệt đối với kết quả đường huyết thu được, giúp bạn vừa tiết kiệm chi phí, thời gian và kiểm soát lượng đường huyết trong máu thường xuyên hơn.
Ưu điểm vượt trội của thiết bị FaCare:
Ứng dụng FACARE trên thiết bị thông minh có thể nắm bắt và phân tích tín hiệu từ cảm biến bán dẫn trên Máy đo đường huyết FaCare Model: FC-G168 Bluetooth.
- Máy có bluetooth kết nối với phầm mềm FaCare
- Lưu trữ kết quả đo không giới hạn trên phần mềm và website
- Hiện thị kết quả đo, thời gian đo và vẽ đồ thị kết quả
- Báo kết quả đo bất thường vào điện thoại, email của người đo và bác sĩ điều trị,
- Kết nối với máy tính, điện thoại, máy tính bản, máy in để in kết quả,
- Kết nối với hệ thống quản lý bệnh viện (HIS), tạo và lưu kết quả trên bệnh án điện tử.
Máy đo đường huyết FaCare FC-G168 Bluetooth được sản xuất theo tiêu chuẩn FDA Hoa Kỳ và nhập khẩu nguyên chiếc từ hãng TAIDOC Đài Loan về Việt Nam. Sau khi trải qua các kiểm nghiệm nghiêm ngặt, qua thử nghiệm lâm sàn trên quy mô lớn. Máy đo đường huyết FC-G168 có nhiều ưu điểm nổi bật, cải tiến hơn giúp theo dõi và quản lý đường huyết hiệu quả. Xem chi tiết sản phẩm
Mua máy đo đường huyết ở đâu tại Thái Bình?
Dưới đây là một trong những địa chỉ tin cậy được FaCare đặt niềm tin cộng tác.
Số 36, đường Bùi Thị Xuân, khu đô thị Petro Thăng Long, Phường Quang Trung, Thành phố Thái Bình