Đường huyết là chỉ số vô cùng quan trọng đối với việc chăm sóc sức khỏe vì nó đánh giá được các nguy cơ có thể sảy ra các bất thường của cơ thể. Đặc biệt chỉ số đường huyết là căn cứ quan trọng đánh giá nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cũng như đánh giá mức độ của bệnh tiểu đường. Do vậy việc bạn kiểm tra thường xuyên chỉ số này là vô cùng quan trọng, điều này lại càng cần thiết với những người bước vào tuổi sau 40.
>> Đường huyết bao nhiêu là cao?
Máy đo đường huyết thương hiệu Facare đáp ứng được mong muốn kiểm tra chỉ số này của bạn. Máy được đổi mới cho khách hàng sau khi máy cũ đạt mốc 1250 đến 1300 lần đo, bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây
Hạ đường huyết là gì?
Cơ thể hấp thụ đường qua các thức ăn có nhiều carbohydrate như gạo, khoai tây, bánh mì, ngũ cốc, sữa, trái cây và đồ ngọt. Đường tích trữ trong gan và mô dưới dạng glucogen và sẽ được phân hóa thành glucose để tạo năng lượng cho cơ thể. Hàm lượng glucose trong máu quá thấp được gọi là hạ đường huyết hoặc tụt đường huyết.
Những ai thường bị tụt đường huyết
Chứng tụt đường huyết thường không phổ biến ở người lớn và trẻ em trên 10 tuổi. Bệnh thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường (đái tháo đường) đang được điều trị bằng cách bổ sung insulin hay tự ý uống thuốc đặc trị tiểu đường không theo chỉ định của bác sĩ. Chứng bệnh này có thể là tác dụng phụ trong quá trình điều trị các bệnh khác, do thiếu hormone hoặc có khối u trong cơ thể.
Triệu chứng và dấu hiệu
Những dấu hiệu và triệu chứng hạ đường huyết là gì?
Các triệu chứng hạ đường huyết do tiểu đường thường bao gồm:
- Run rẩy
- Chóng mặt
- Đau đầu
- Thường xuyên đổ mồ hôi và cảm thấy đói
- Tim đập nhanh
- Da tái
Những tình trạng trên thường xảy ra vào ban đêm sẽ làm cho người bệnh gặp ác mộng và la hét trong lúc ngủ. Do đường cung cấp năng lượng cho cơ thể nên một số người sẽ có triệu chứng tụt đường huyết là mệt mỏi và khó chịu. Trong trường hợp đường huyết giảm đột ngột sẽ gây ngất xỉu hoặc động kinh.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu hạ đường huyết khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bệnh thường xảy ra nhanh chóng chứ không phát triển trong thời gian dài. Bạn cần gặp bác sĩ ngay lập tức nếu:
- Bạn xuất hiện dấu hiệu hạ đường huyết dù không bị tiểu đường.
- Bạn bị tiểu đường và bị choáng hoặc ngất do tụt đường huyết.
- Bạn đã được điều trị bệnh nhưng triệu chứng hạ đường huyết vẫn tái phát.
Bạn nên báo cho người thân biết về bệnh tiểu đường và nguy cơ bị hạ đường huyết của mình để có thể được cấp cứu ngay nếu tụt đường huyết nặng gây mất ý thức hoặc động kinh.
Nguyên nhân gây ra bệnh hạ đường huyết?
Tụt đường huyết do tiểu đường xảy ra khi lượng hormone insulin và glucagon điều tiết trong máu bị mất cân bằng. Tác nhân gây ra sự mất cân bằng hormone có thể là:
- Sử dụng quá nhiều insulin hoặc thuốc tiểu đường khác.
- Không ăn đủ hoặc đợi quá lâu giữa các bữa ăn (như qua một đêm).
- Tập thể dục mà chưa ăn đầy đủ.
- Không ăn đủ lượng đường bột cần thiết.
- Chế độ ăn kiêng không hợp lý.
- Uống nhiều rượu bia gây mất cân bằng nội tiết.
Xử trí hạ đường huyết
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết của cơ thể.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh hạ đường huyết?
Hạ đường huyết có triệu chứng khá rõ và đặc trưng, do đó bệnh rất dễ chẩn đoán. Nếu phải nhập viện, bạn sẽ được bác sĩ cho làm các xét nghiệm đường huyết và các xét nghiệm máu khác để chẩn đoán cụ thể tình trạng của bạn.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh hạ đường huyết?
Để lượng đường trong máu trở lại mức cân bằng như bình thường trong một đợt tụt đường huyết, bạn nên nhanh chóng bổ sung đường cho cơ thể bằng:
- Uống thuốc viên nén glucose
- Uống nước trái cây
- Cách đơn giản và dễ dàng nhất là ăn kẹo.
Sau đó khoảng 15 đến 20 phút, nếu lượng đường vẫn chưa bình thường trở lại hoặc bạn vẫn không thấy đỡ hơn, bạn nên bổ sung đường thêm một lần nữa.
Nếu bạn bị ngất hoặc động kinh do hạ đường huyết, bạn cần được tiêm glucagon ngay lập tức.
Mức độ nguy hiểm của Hạ đường huyết
Nếu không xử trí tình trạng tụt đường huyết kịp thời, bạn có thể mắc:
- Co giật
- Mất ý thức
- Tử vong
- Chóng mặt và suy nhược
- Dễ té ngã
- Chấn thương
- Tai nạn xe
- Nguy cơ sa sút trí tuệ cao hơn ở người lớn tuổi
Tụt đường huyết vô thức
Nếu bạn bị tiểu đường và các đợt hạ đường huyết tái phát và vô thức, bác sĩ có thể điều chỉnh phương pháp điều trị.
Tham khảo thêm về bệnh tiểu đường và các biện pháp duy trì sức khỏe dành cho bệnh nhân tiểu đường.