Chỉ số đường huyết liên quan gì tới bệnh tiểu đường

Chỉ số đường huyết và bệnh tiểu đường có quan hệ mật thiết với nhau. Chỉ số đường huyết (chỉ số tiểu đường) có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán và kiểm soát bệnh tiểu đường. Để theo dõi tình trạng bệnh tiểu đường, có nhiều chỉ số khác nhau và nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số đó. FaCare sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan tới tiểu đường và các chỉ số của tiểu đường.

Chỉ số đường huyết viết tắt là GI (glycemic index) được định nghĩa là giá trị chỉ nồng độ glucose có trong máu thường được đo bằng đơn vị là mmol/l hoặc mg/dl. Nồng độ glucose trong máu liên tục thay đổi từng ngày thậm chí từng phút đặc biệt liên quan đến chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày.

Các chỉ số cần quan tâm đo đường huyết

Các chỉ số đường huyết cần quan tâm bên dưới đều hoàn toàn có thể được đo bởi máy đo đường huyết thương hiệu Facare và bạn có thể tham khảo thêm về máy tại đây

Chỉ số tiểu đường khi đói (đường đói): là chỉ số đường huyết sau khi nhịn đói ít nhất 8 giờ.

Chỉ số đường huyết ngẫu nhiên: là chỉ số đường huyết bất kỳ thời gian nào trong ngày

Chỉ số đường huyết sau ăn: chỉ số đường huyết được xét nghiệm sau ăn, thường là 2 giờ sau ăn hoặc sau thực hiện liệu pháp dung nạp glucose

Chỉ số HbA1c: chỉ số này được thực hiện chẩn hóa tiểu đường, đánh giá tình trạng glucose trong máu trong 3 tháng của người bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm đường huyết Bình thường Tiền tiểu đường Tiểu đường
Đường đói < 100mg/dL (5.6 mmol/l) 100 – 125 mg/dL (5.6 – 6.9 mmol/l) ≥ 126mg/dL (7mmol/l)
Ngẫu nhiên < 140 mg/dL (7.8 mmol/l) ≥ 200 mg/dL (11.1 mmol/l)
Sau ăn (2h) < 140mg/dl (7.8 mmol/l) 140 – 199 mg/dL (7.8 – 11 mmol/l) ≥ 200mg/dL (11.1 mmol/l)
Chỉ số HbA1c (%) < 5.7% 5.7 – 6.5% ≥ 6.5%

Để kiểm soát đường huyết trong quá trình điều trị bệnh nhân tiểu đường, mức đường huyết mục tiêu được khuyến nghị của Viện nghiên cứu lâm sàng quốc gia của Anh như sau:

Thời gian Khi thức dậy (buổi sáng) Khi đói Ít nhất 90 phút sau ăn
Tiểu đường tuýp 1 4.4 – 7.2 mmol/L < 8.5 mmol/L
Tiểu đường tuýp 2 5 – 7 mmol/L 4.4 – 7.2 mmol/L 5 – 9 mmol/L
Trẻ em mắc tiểu đường tuýp 1 4 – 7 mmol/L 4.4 – 7.2 mmol/L 5 – 9 mmol/L

Thời gian và tần suất thực hiện xét nghiệm đường huyết:

Tùy theo tình trạng mỗi người sẽ có tần suất và thời gian kiểm tra đường huyết khác nhau. Nên kiểm tra trước và sau bữa ăn dể đánh giá mức độ ảnh hưởng của các bữa ăn khác nhau đến lượng đường của cơ thể. Kiểm tra đường huyết khi tập luyện, trước và sau khi ngủ để phòng tránh cơn hạ đường huyết. Với người béo phì và cao huyết áp, nên kiểm tra đường huyết thường xuyên hơn.

Với tiểu đường thai kỳ

Kiểm soát lượng đường huyết an toàn trong thai kỳ giúp tránh được các biến chứng khi sinh và ảnh hưởng tới em bé trong quá trình mang thai.

CHỈ SỐ ĐƯỜNG HUYẾT THAI KỲ AN TOÀN
Khi đói < 5.3 mmol/L
Sau ăn (1h) < 7.8 mmol/L
Sau ăn (2h) < 6.4 mmol/L