Điều trị toàn diện cho bệnh Đái Tháo Đường (Tiểu đường) – Phần 1

Cach-dieu-tri-toan-dien-cho-benh-nhan-dai-thao-duong-tieu-duong-phan-1
                               Cách điều trị toàn diện cho bệnh Đái Tháo Đường (Tiểu đường)

Ngày nay, tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, bệnh đái tháo đường (Tiểu đường) đang có xu hướng gia tăng rất nhanh chóng. Liên đoàn đái tháo đường Thế giới cảnh báo xu hướng trẻ hóa của dân số đái tháo đường (tiểu đường) mới mắc với gánh nặng chi phí chủ yếu là các đối tượng trong độ tuổi lao động.

>> biến chứng thận tiểu đường

Điều trị toàn diện cho người bệnh đái tháo đường (tiểu đường) là một quá trình bao gồm quản lý, giáo dục, thay đổi lối sống, chế độ ăn và sử dụng thuốc.

Trong đó, thay đổi lối sống và chế độ ăn là tối cần thiết, nên được thực hiện ngay khi mới được chẩn đoán tiền đái tháo đường và đái tháo đường (tiểu đường); đồng thời phải được duy trì trong suốt quá trình điều trị bệnh.

Hãy tham gia các chương trình hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường

Tất cả những người bệnh đái tháo đường (tiểu đường) nên tham gia vào chương trình hỗ trợ/ Câu lạc bộ bệnh nhân ở Bệnh viện nơi mình khám chữa bệnh để có được kiến ​​thức đúng, kỹ năng tự quản lý về bệnh đái tháo đường (tiểu đường).

Việc có thể tự quản lý bệnh là một bước hết sức quan trọng để  cải thiện tình trạng sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Các chương trình hỗ trợ và Câu lạc bộ bệnh nhân sẽ hỗ trợ người bệnh tại bốn thời điểm quan trọng:

  1. Thời điểm vừa được chẩn đoán đái tháo đường (tiểu đường).
  2. Sau các buổi khám định kỳ
  3. Biến chứng tiềm ẩn, những vấn đề mới phát sinh (điều kiện sức khoẻ, giới hạn về thể lực, yếu tố cảm xúc, nhu cầu sinh hoạt cơ bản) ảnh hưởng đến việc tự quản lý
  4. Khi có sự thay đổi trong quá trình chăm sóc xảy ra.

Bệnh nhân tiểu đường hãy tích cực hoạt động thể lực

Cach-dieu-tri-toan-dien-cho-benh-nhan-dai-thao-duong-tieu-duong-phan-1-1
                      Cách điều trị toàn diện cho bệnh Đái Tháo Đường (Tiểu đường)

Bệnh nhân đái tháo đường (tiểu đường) týp 1 và týp 2 trẻ hoặc thể lực yếu nên tập thể dục với cường độ trung bình hoặc cao ít nhất 60 phút/ngày cùng với các hoạt động kháng lực cơ mạnh ít nhất 3 ngày/tuần.

Đối với các bệnh nhân đái tháo đường (tiểu đường) tuýp 1 và tuýp 2 trưởng thành nên tham gia hoạt động thể lực cường độ vừa phải đến cao, ít nhất 150 phút/ tuần và ít nhất 3 ngày/tuần, không nên nghỉ quá 2 ngày liên tiếp.

Thời lượng ngắn hơn (tối thiểu 75 phút/tuần) với cường độ mạnh hoặc khoảng thời gian huấn luyện có thể đủ cho những người trẻ hơn và phù hợp thể lực hơn đối với từng cá nhân.

Đối với bệnh nhân đái tháo đường (tiểu đường) cao tuổi, nên tập các bài tập nhẹ nhằm tăng tính linh hoạt và cân bằng ít nhất 2-3 lần/tuần. Hoặc hoạt động thể lực cường độ vừa phải 15 phút/lần, mỗi ngày 3 lần.

Ngoài ra, các môn yoga, dưỡng sinh, và khí công …cũng là những lựa chọn phù hợp cho các bệnh nhân lớn tuổi.

Song song với luyện tập, bệnh nhân càng nên giảm thời gian tĩnh (thời gian không hoạt động) hàng ngày tại. Cụ thể cứ mỗi 30 phút bệnh nhân nên đứng lên đi lại, vận động nhẹ 1 lần.

Hãy kiểm soát các yếu tố nguy cơ làm bệnh tiểu đường trầm trọng hơn

Hút thuốc lá

Khuyến cáo: Tất cả bệnh nhân đái tháo đường (tiểu đường) nhất là đái tháo đường (tiểu đường) týp 2 không nên hút thuốc lá kể cả các sản phẩm thuốc lá điện tử, vape….

Những người hút thuốc lá trực tiếp lẫn thụ động (những người tiếp xúc với khói thuốc) có nguy cơ cao bệnh tim mạch xơ vữa, biến chứng mạch máu nhỏ, tử vong sớm.

Rượu bia

Khuyến cáo: Tiêu thụ rượu cho phép không quá

– Phần tiêu chuẩn cho nữ mỗi ngày (tương đương với 1 chén rượu mạnh, 100 ml rượu vang hay 1 lon bia)

– Phần tiêu chuẩn cho nam mỗi ngày (tương đương với 2 chén rượu mạnh, 200 ml rượu vang hay 2 lon bia)

Tiêu thụ rượu có thể khiến những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị hạ đường huyết, đặc biệt là nếu dùng insulin hoặc thuốc kích thích tiết insulin.

Người bệnh nên chú ý nếu mình có dấu hiệu hạ đường huyết chậm do uống rượu để hởi bác sĩ về cách xử lý khi bị hạ đường huyết

Giấc ngủ

Khuyến cáo: Thời gian ngủ từ 6-9 giờ/ngày trung bình khoảng 7 giờ/mỗi ngày.

Thiếu ngủ làm trầm trọng thêm tình trạng tăng huyết áp, tăng đường huyết và rối loạn lipid máu.

Như bạn thấy đấy, việc điều trị đái tháo đường (tiểu đường) không phải cần tới những biện pháp quá cao siêu. Ngoài việc theo dõi các chỉ số đường huyết và khám bác sĩ định kỳ, hãy cố gắng duy trì thói quen tập thể dục điều độ bạn nhé, kết hợp cùng các chương trình sức khoẻ thì căn bệnh đái tháo đường sẽ không có cơ hội làm bạn khó chịu nữa đâu nhé.

Và cùng chúng tôi tìm hiểu các chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường (tiểu đường) trong phần 2 bạn nhé.

Kiểm soát tiểu đường:

Để kiểm soát tốt tiểu đường các bạn nên kiểm tra thường xuyên chỉ số đường huyết tại nơi các bạn đặt lịch khám định kỳ. Ngoài ra các bạn có điều kiện có thể mua và sử dụng máy đo đường huyết tại nhà. Nên mua hãng có uy tín và sản phẩm được sử dụng công nghệ mới nhất.

FaCare là nhà cung cấp sản phẩm máy đo đường huyết của tập đoàn TaiDoc, một trong 5 tập toàn sản xuất thiết bị y tế lớn nhất toàn cầu. Máy đo đường huyết và máy đo đa thông số 5 trong 1 đều sử dụng công nghệ mới nhất của MedNet GmbH (CHLB Đức)