Mối liên quan giữa Tăng huyết áp và Cholesterol

Mối quan hệ giữa cholesterol và Tăng huyết áp đã được nghiên cứu từ khá lâu. Tuy nhiên, cholesterol là gì? Vì sao tăng cholesterol lại làm tăng huyết áp thì vẫn chưa được nhiều người biết đến. Sự gia tăng cholesterol và Tăng huyết áp (Cao huyết áp) có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

1 (2)
Tăng huyết áp

Bạn hãy cùng FaCare tìm hiểu về cholesterol cũng như mối liên quan giữa cholesterol và Tăng huyết áp nhé!

Cholesterol là gì?

Cholesterol là một loại chất béo được tìm thấy trong tất cả các tế bào trong cơ thể con người. Cơ thể chúng ta cần một vài loại cholesterol để hình thành hormone, vitamin D và các chất giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn. Cholesterol được tìm thấy trong các loại thực phẩm từ động vật, chẳng hạn như lòng đỏ trứng, thịt và pho mát.

2 (2)
           Nguy cơ tim mạch

Nếu một người có quá nhiều chất cholesterol trong máu, cholesterol có thể kết hợp với các yếu tố khác trong máu để tạo thành mảng bám. Mảng bám sẽ dính vào thành động mạch. Sự tích tụ mảng bám này được gọi là xơ vữa động mạch, có thể dẫn đến bệnh mạch vành,bệnh mạch máu não, thậm chí tắc nghẽn gây nhồi máu cơ tim và nhồi máu não. 

Phân biệt cholesterol tốt và cholesterol xấu

Hai loại lipoprotein mang cholesterol đến và đi từ tế bào. Một là lipoprotein mật độ thấp, còn gọi là LDL-Cholesterol (LDL-C). Loại còn lại là lipoprotein tỉ trọng cao, mang tên HDL cholesterol (HDL-C).

Cholesterol tốt – HDL cholesterol

Cholesterol HDL có thể được xem là cholesterol tốt vì mức độ lành mạnh, có thể bảo vệ cơ thể chống lại nhồi máu cơ đau tim và đột quỵ.

HDL mang cholesterol LDL ra khỏi động mạch và quay trở lại gan. Gan là nơi LDL bị phân hủy và đào thải ra khỏi cơ thể. Nhưng HDL cholesterol không loại bỏ hoàn toàn cholesterol LDL. Chỉ 1/3 đến 1/4 lượng cholesterol trong máu được vận chuyển bởi HDL.

Cholesterol xấu – LDL cholesterol

Cholesterol LDL được xem là cholesterol xấu do góp phần tích tụ chất béo trong động mạch gây xơ vữa động mạch. Điều này sẽ làm thu hẹp các động mạch và làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ và bệnh động mạch ngoại biên.

3 (2)
Cholesterol xấu và nguy cơ huyết áp

Mối liên quan giữa cholesterol và Tăng huyết áp với tim mạch

Tình trạng rối loạn lipid máu kéo dài thường dẫn đến Tăng huyết áp (cao huyết áp). Cholesterol tăng cao sẽ lắng đọng tại thành mạch, thúc đẩy sự hình thành mảng xơ vữa, gây hẹp mạch máu. Để đáp ứng đầy đủ nhu cầu máu cho sự hoạt động của toàn bộ cơ thể, tim phải tăng nhịp đập, tăng sức co bóp cơ tim, dẫn đến Tăng huyết áp (Cao huyết áp). Về cơ bản, đây chính là mối liên quan giữa cholesterol và Tăng huyết áp.

4 (2)

Ngoài ra, tăng lipid máu còn làm cho độ nhớt của máu tăng lên. Đây cũng là một yếu tố góp phần làm huyết áp tăng cao. Đồng thời, bản thân bệnh lý Tăng huyết áp (Cao huyết áp) cũng làm tổn thương nội mô mạch máu. Trên cơ sở đó, các cholesterol xấu dư thừa trong máu dễ dàng xâm nhập. Hậu quả là làm nặng hơn tình trạng xơ vữa, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Sự góp mặt của mối liên quan giữa cholesterol và Tăng huyết áp càng thúc đẩy quá trình vữa xơ động mạch diễn ra một cách nhanh chóng. Tình trạng ấy sẽ dẫn đến tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ, suy thận…

Cách làm giảm và hạn chế cholesterol

Sau khi nắm bắt được mối liên quan giữa cholesterol và Tăng huyết áp cùng những nguy cơ tiềm ẩn, bạn hãy cùng tìm hiểu những cách giúp làm giảm cholesterol xấu trong máu.

Thực phẩm nên dùng

Bạn nên sử dụng thực phẩm giàu axit béo omega-3. Axit béo omega-3 không ảnh hưởng đến cholesterol LDL, nhưng có những lợi ích khác cho sức khỏe tim mạch, bao gồm giảm huyết áp. Thực phẩm có axit béo omega-3 bao gồm cá hồi, cá thu, cá trích, quả óc chó và hạt lanh.

5 (1)

Chất xơ hòa tan có thể làm giảm sự hấp thụ cholesterol vào máu của bạn. Chất xơ hòa tan được tìm thấy trong các loại thực phẩm như bột yến mạch, đậu tây, táo, lê, cải xanh… Đồng thời bổ sung đạm từ sản phẩm từ sữa, thịt gia cầm…

Thực phẩm nên tránh

Các chuyên gia khuyên cáo bạn nên giảm lượng chất béo bão hòa không quá 6% tổng lượng calo hàng ngày. Để đạt được mục tiêu này, bạn hãy hạn chế một số thực phẩm sau:

Thịt bò, heo, cừu nhiều mỡ

Da động vật

Dầu thực vật bão hòa, chẳng hạn như dầu dừa và dầu cọ

Lối sống lành mạnh

Tập thể dục có thể giúp cải thiện tình trạng cholesterol dư thừa trong máu. Bạn nên tập thể dục ít nhất 30 phút 5 lần/tuần. Hoặc có thể tập thể dục nhịp điệu sôi động  20 phút 3 lần/tuần.

6

Ngoài ra, một số lối sống lạnh mạnh khác mà chúng ta cần thực hiện để giảm cholesterol xấu trong máu bao gồm:

Từ bỏ hút thuốc lá

Giảm cân

Hạn chế rượu bia và các thức uống có cồn

Hy vọng qua bài viết này. Bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về cholesterol, cũng như mối liên quan giữa cholesterol và Tăng huyết áp. Nắm bắt được những nguy cơ từ tình trạng tăng cholesterol và huyết áp cao. Như vậy chúng ta sẽ điều chỉnh được lối sống và chế độ ăn để đảm bảo sức khỏe ổn định lâu dài.

Để kiểm soát Cholesterol xấu bạn có thể thường xuyên kiểm tra tại các bệnh viện định kỳ. Hoặc bạn có thể sử dụng máy đo mỡ máu (chlesterol) tại nhà. FaCare cung cấp thiết bị đo mỡ máu xấumáy đo đa thông sô 5 trong 1 FaCare FC-M168 có độ chính xác cao tương đương máy phòng thí nghiệm. Các bạn có thể tham khảo thêm tại đây