Chỉ số Ketone rất quan trọng trong thai kỳ
1. Những nguyên nhân chính tạo ra ketone?
– Ketone là một chất chuyển hóa từ acid béo
– Ketosis (nhiễm ceton) trong cơ thể có 3 nguyên nhân
+ Ketosis do dinh dưỡng (nutritional ketosis): do chế độ ăn giới hạn carbohyrate (không phải thiếu năng lượng mà lượng calo do chất béo và protein vẫn đầy đủ). ở tình trạng này, glucose máu bình thường. phụ nữ mang thai có thể xuất hiện tình trạng này nếu thường xuyên ăn ít carbohydrate
+ ketosis do đói (starvation ketosis): xảy ra khi cơ thể không được cung cấp đủ calo từ mọi nguồn thức ăn
+ toan ceton đái tháo đường (diabetic ketoacidosis): chỉ xảy ra đối với người bệnh ĐTĐ típ 1 hoặc ĐTĐ típ 2 phụ thuộc insulin (khi insulin không đủ để chuyển hóa glucose)
2. Ketosis là thông thường đối với thai kì?
– Tình trạng ketosis hoàn toàn có thể xảy ở phụ nữ mang thai không mắc ĐTĐ nếu nhịn đói từ 10 tiếng trở lên (đặc biệt nếu nhịn 12-18 tiếng)
– So sánh với người không mang thai, ketone máu của người manng thai cao gấp 3 lần sau 1 đêm nhịn đói. Do đó, có thể đoán rằng tất cả phụ nữ mang thai đều có thể xuất hiện ketosis ở bất kì thời điểm nào của thai kì
3. Mức Ketone nào là an toàn?
– keton máu bình thường < 0,6mmol/l
– ketone niệu có thể tăng 50-100 lần trong khi ketone máu chỉ tăng 2 lần; có nghĩa rằng phụ nữ có thể test thấy lượng lớn ketone niệu trong khi ketone máu rất thấp và không có hại gì. Nghiên cứu trên phụ nữ mang thai, mức keton máu cao nhất là 0,34 mmol/l
4. Keton có làm ảnh hưởng tới bào thai?
– phụ thuộc vào loại keton và nồng độ keton máu
– keton chỉ gây hại cho bào thai nếu nồng độ keton đạt tới mức toan keton đái tháo đường (diabetic ketoacidosis; 10-20mmol/l)
Ths.BS. Vũ Thị Hiền Trinh
Trưởng khoa Nội tiết sinh sản – Bv Nội tiết trung ương – Máy Đo Lactate – Máy Đo Ketone
Nên theo dõi thường xuyên các chỉ số cần thiết trong thời gian thai kỳ