Hướng dẫn tiêm lnsulin cho người bệnh Đái tháo đường (Tiểu đường)

Hướng dẫn tiêm insulin giúp bạn thực hiện quá trình đúng cách để phòng tránh biến chứng và đạt hiệu quả tốt nhất.

Tiêm insulin là phương pháp người bệnh thường có thể tự thực hiện để điều trị và kiểm soát bệnh Đái tháo đường. Bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi để tìm hiểu hướng dẫn tiêm insulin đúng cách nhé!

>>> insulin là gì?

Huong-dan-tiem-lnsulin-1
                                    Hướng dẫn tiêm lnsulin cho người bệnh Đái tháo đường

Nguyên tắc chung khi tiêm insulin

Để việc tiêm hormon insulin mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất, bạn nên tuân thủ một số nguyên tắc sau:

+ Làm sạch nơi tiêm insulin

Trước khi thực hiện, vùng da nơi tiêm phải được làm sạch. Phần cơ bắp và lớp mỡ dưới da ở vùng tiêm phải đảm bảo hoàn toàn bình thường. Đây là những điều kiện giúp insulin được hấp thu tốt nhất và tránh nguy cơ nhiễm trùng.

+ Tuân thủ đúng thời gian tiêm

Insulin có rất nhiều loại và thời gian tiêm sẽ khác nhau. Vì thế, bạn nên tuân thủ thời gian tiêm của mỗi loại để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. Ví dụ: nếu bạn đang sử dụng insulin tác dụng nhanh, thời gian tiêm có thể là 15 phút trước bữa ăn.

+ Dụng cụ tiêm

Việc tiêm insulin được thực hiện bằng dụng cụ chuyên dụng như chiếc bút tiêm hoặc một loại kim nhỏ.

+ Tiêm đúng vị trí

Người bệnh thực hiện việc tiêm hormone insulin vào lớp mỡ ngay dưới da. Bụng là vị trí tiêm insulin phù hợp nhất vì khả năng hấp thụ và chuyển hóa ổn định. Ngoài ra, bạn cũng có thể tiêm ở mông hoặc đùi.

Tiem-insulin-tai-nha
Tiêm insulin tại nhà

Hướng dẫn tiêm insulin đúng cách

Người bệnh có thể tiêm insulin tại nhiều vị trí trên cơ thể như: bụng, cánh tay, đùi, hông…

Các vị trí khác nhau sẽ làm cho insulin vào máu với tốc độ nhanh chóng khác nhau. Tiêm insulin vùng bụng vào máu nhanh nhất, sau đó đến vùng cánh tay, và cuối cùng là vùng mông.

Mỗi vị trí sẽ có những kỹ thuật tiêm cụ thể như sau:

Vị trí cánh tay

Khi tiêm, kim tiêm phải được đặt ở mặt sau cánh tay. Vị trí tiêm ở vùng cơ tam đầu hoặc bắp tay sau tại khu vực giữa vai và khuỷu tay. Tiêm ở vị trí cánh tay thường gây khó khăn cho bệnh nhân khi tự thực hiện, do đó cần có người hỗ trợ.

Vị trí đùi

Khi tiêm insulin vào vị trí này, bạn cần đâm kim vào phần phía trước của đùi. Khu vực nằm ở đoạn giữa háng và đầu gối, hơi lệch sang phía ngoài chân. Bạn cũng nên chú ý tiêm thuốc vào nếp véo da ít nhất từ 2.5 đến 5cm.

Vị trí bụng

Bụng là vị trí tiêm insulin thường được nhiều người bệnh Đái tháo đường lựa chọn. Đây là vị trí dễ tiếp cận và thường ít đau hơn các vị trí khác với diện tích bề mặt lớn hơn.

Vị trí này nên nằm giữa thắt lưng và xương hông, cách rốn khoảng 5cm. Để thực hiện, bạn hãy dùng ngón tay véo một phần mô mỡ ở bụng, và tránh tiêm gần bất kỳ mô sẹo nào trên bụng.

Huong-dan-tiem-lnsulin-2
                         Bụng là vị trí thường được nhiều người bệnh Đái tháo đường lựa chọn

Những điều cần lưu ý khi tiêm insulin

Để tránh những biến chứng và khó chịu khi tiêm, bạn cần chú ý những điều sau:

  • Không sử dụng insulin hết hạn.
  • Trước khi tiêm, da phải được giữ sạch, khô, cơ bắp và lớp mỡ dưới da vùng này phải hoàn toàn bình thường, không tiêm vào vị trí bầm tím, sưng, đau, cứng hoặc tê liệt.
  • Các vị trí tiêm cần được luân chuyển, nếu tiêm 2 mũi trở lên trong một ngày, phải tiêm ở vị trí và vùng khác nhau. Khi tất cả các vị trí trong vùng đã sử dụng hết mới chuyển sang vùng khác.
  • Nên tiêm insulin ở nhiệt độ phòng. Nếu bạn giữ insulin trong tủ lạnh hoặc túi lạnh, hãy lấy ra 30 phút trước khi tiêm.
  • Kim tiêm, ống tiêm, khăn lau và hộp đựng kim tiêm đã qua sử dụng cần thu dọn hợp lý
Huong-dan-tiem-lnsulin-3
                              Người bệnh cần luân chuyển vị trí tiêm lnsulin để giảm cảm giác khó chịu

Thông qua bài viết trên đây, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn nguyên tắc, kỹ thuật và lưu ý khi tiêm insulin. Hy vọng đây là những thông tin hữu ích và thực sự cần thiết với bạn.

Nếu gặp vấn đề về sức khỏe cần thăm khám hoặc cần được tư vấn, bạn hãy liên hệ với bác sĩ điều trị ngay để được hướng dẫn nhé.

Kiểm soát tiểu đường:

Để kiểm soát tốt tiểu đường các bạn nên kiểm tra thường xuyên chỉ số đường huyết tại nơi các bạn đặt lịch khám định kỳ. Ngoài ra các bạn có điều kiện có thể mua và sử dụng máy đo đường huyết tại nhà. Nên mua hãng có uy tín và sản phẩm được sử dụng công nghệ mới nhất.

FaCare là nhà cung cấp sản phẩm máy đo đường huyết của tập đoàn TaiDoc, một trong 5 tập toàn sản xuất thiết bị y tế lớn nhất toàn cầu. Máy đo đường huyết và máy đo đa thông số 5 trong 1 đều sử dụng công nghệ mới nhất của MedNet GmbH (CHLB Đức)