Chế độ luyện tập đối với bệnh nhân Đái Tháo Đường (bệnh Tiểu Đường)

Lợi ích khi tập luyện thể dục thể thao đối với bệnh nhân tiểu đường

Che-do-luyen-tap-doi-voi-benh-nhan-dai-thao-duong-benh-tieu-duong
Che-do-luyen-tap-doi-voi-benh-nhan-dai-thao-duong-benh-tieu-duong

Chế độ luyện tập đối với bệnh nhân Đái Tháo Đường (bệnh Tiểu Đường)

Chế độ hoạt động thể lực đi cùng với chế độ dinh dưỡng phù hợp song song theo dõi đường huyết và dùng thuốc là những biện pháp rất cần thiết cho bệnh nhân đái tháo đường (bệnh tiểu đường) kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng một cách hiệu quả.

>> Tiểu đường nên ăn gì?

Che-do-luyen-tap-doi-voi-benh-nhan-dai-thao-duong-benh-tieu-duong-1
Che-do-luyen-tap-doi-voi-benh-nhan-dai-thao-duong-benh-tieu-duong-1

Chế độ vận động hợp lý giúp kiểm soát các yếu tố nguy cơ:

  • Tăng nhạy cảm insulin: Giúp kiểm soát đường máu hàng ngày và lâu dài tốt hơn. Tập thể dục thường xuyên giúp giảm thêm đường huyết: HbA1c cho bệnh nhân đái tháo đường (bệnh tiểu đường).
  • Cải thiện các yếu tố nguy cơ tim mạch: Đường máu, lipid máu, huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
  • Kiểm soát cân nặng và giảm mô mỡ.
  • Giúp cho xương chắc khỏe, khớp linh hoạt, cơ dẻo dai.
  • Cải thiện yếu tố tinh thần, giảm căng thẳng, giúp người bệnh tự tin hơn.
  • Giúp giảm thêm đường huyết: HbA1c cho bệnh nhân tiểu đường.

Hình thức vận động phù hợp với bênh nhân tiểu đường

  • Chọn loại hình thức vận động phù hợp với thể trạng bệnh lý và độ tuổi.
  • Chọn hình thức vận động vừa phải với mức tiêu hao năng lượng khoảng 170-400 kcal
  • Một số hình thức phù hợp như: Đi bộ, đạp xe, thái cực quyền, khí công, bơi lội,…

Những lưu ý khi tập luyện thể dục đối với bệnh nhân đái tháo đường

Che-do-luyen-tap-doi-voi-benh-nhan-dai-thao-duong-benh-tieu-duong-2
Che-do-luyen-tap-doi-voi-benh-nhan-dai-thao-duong-benh-tieu-duong

Các nguy cơ có thể xảy ra khi tập luyện:

  • Tim mạch: Thay đổi huyết áp đột ngột, đau ngực.
  • Chuyển hóa: tăng hoặc hạ đường huyết quá mức, tăng thể ceton.
  • Làm nặng thêm các biến chứng mạch máu nhỏ như tăng tổn thương đáy mắt, tăng đạm niệu.
  • Chấn thương hoặc tổn thương cơ xương khớp.

Bệnh nhân tiểu đường không nên luyện tập khi

→ Đường huyết  >14mmol/

→ Đường huyết < 3,9mmol/l

→ Ceton niệu (+)

→ Đang bị loét chân hay bàn chân nóng, đỏ, đau, nổi phỏng nước

→ Nhồi máu cơ tim cấp dưới 6 tuần

→ Suy tim cấp, suy tim không ổn định

→ Huyết áp tâm thu >170mmHg hay tụt huyết áp

→ Đang bị sốt, nhiễm trùng cấp

Phương thức tập luyện cho người đái tháo đường

Che-do-luyen-tap-doi-voi-benh-nhan-dai-thao-duong-benh-tieu-duong-3
Che-do-luyen-tap-doi-voi-benh-nhan-dai-thao-duong-benh-tieu-duong

Chế độ luyện tập đối với bệnh nhân Đái Tháo Đường (bệnh Tiểu Đường)

Nội dung bài tập bao gồm:

Khởi động nhẹ nhàng trước khi tập luyện khoảng 10-15 phút.

Sau đó bước vào phần tập chính với cường độ chính khoảng 30-40 phút.

Và cuối cùng là giảm dần khối lượng bài tập bằng cách co duỗi hoặc đi bộ nhẹ nhàng.

Tần suất tập: Tập luyện đều đặn, khoảng ít nhất 3 lần/tuần để đạt được hiệu quả, tập tăng dần khối lượng, sau đó giảm dần, phối hợp nhiều kiểu tập khác nhau.

Cường độ tập luyện: Tập luyện bằng 60-70% cường độ tập luyện tối đa đạt được, tránh để tăng huyết áp tâm thu lên cao.

Kiểm soát tiểu đương:

Để kiểm soát tốt tiểu đường các bạn nên kiểm tra thường xuyên chỉ số đường huyết tại nơi các bạn đặt lịch khám định kỳ. Ngoài ra các bạn có điều kiện có thể mua và sử dụng máy đo đường huyết tại nhà. Nên mua hãng có uy tín và sản phẩm được sử dụng công nghệ mới nhất.

FaCare là nhà cung cấp sản phẩm máy đo đường huyết của tập đoàn TaiDoc, một trong 5 tập toàn sản xuất thiết bị y tế lớn nhất toàn cầu. Máy đo đường huyết và máy đo đa thông số 5 trong 1 đều sử dụng công nghệ mới nhất của MedNet GmbH (CHLB Đức). Các mẹ có thể tham khảo thêm tại đây