Tập luyện thể lực là nhân tố không thể thiếu trong quá trình điều trị đái tháo đường. Sau đây là 11 lời khuyên hữu ích giúp người bệnh xây dựng thói quen và tập luyện an toàn, hiệu quả.
Cách tập luyện hiệu quả cho người Đái tháo đường tuyp 2
Hãy tập luyện theo sở thích:
Bạn không nhất thiết phải đến một phòng tập chuyên nghiệp và làm theo hướng dẫn. Hãy chọn cho mình bộ môn tập luyện yêu thích để thấy thoải mái và kiên trì hơn.
Bạn thích tập theo nhóm? Đã có các môn thể thao đồng đội.
Bạn thích ca hát? Hãy nhảy theo nhịp nhạc.
Bạn thích luyện tập một mình? Có thể tản bộ và thư giãn tinh thần.
Bạn muốn hoạt động cơ bắp? Bơi lội là một ý hay.
Tập luyện thường xuyên sẽ giúp bạn tăng nhịp tim, hỗ trợ lưu thông máu.
Luôn hỏi ý kiến bác sĩ:
Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu tập để được hướng dẫn cụ thể. Bác sĩ sẽ xem xét liệu cơ thể của bạn có thích nghi với dạng bài tập bạn ưa thích hay không. Bạn cần chọn bài tập phù hợp dựa trên tình trạng sức khỏe, chế độ ăn uống, liệu pháp tiêm insulin hoặc các thuốc hạ đường huyết đang dùng.
Bác sĩ cũng sẽ thông báo các nguy cơ gặp phải biến chứng trong khi tập như biến dạng bàn chân, loét bàn chân (nếu bạn thích chạy marathon chẳng hạn).
Thường xuyên kiểm tra mức đường huyết
Bạn nên đo đường huyết trước và sau khi tập. Nếu bạn tập với cường độ từ một giờ đồng hồ trở lên, hãy nghỉ vài phút giữa buổi để nạp năng lượng và đo glucose huyết. Hãy lưu lại các trị số glucose huyết để bác sĩ theo dõi.
Độc giả có thể tham khảo thêm ở đây
Mang theo thức ăn để nạp năng lượng
Hãy mang theo đường, kẹo, trái cây hay nước ép để nạp năng lượng, đề phòng tình trạng hạ glucose huyết trong khi tập. Bạn nên nhớ, tình trạng hạ đường huyết đôi khi còn nguy hiểm hơn tăng đường huyết ở người bệnh Đái tháo đường
Bắt nhịp chậm rãi
Khi mới bắt đầu, bạn hãy tập các động tác nhẹ và chia nhỏ mỗi ngày 10 phút. Khi cơ thể đã thích nghi, bạn tăng dần cường độ lên 30 phút/ngày.
Tập các bài tập tăng thể lực
Cố gắng có 2 buổi/tuần danh cho các bài tập tăng cường thể lực (tập với cường độ cao hơn bình thường). Bạn có thể tập hít đất, chùng chân (lunge), ngồi xổm (squat), tập với tạ tạy … đều sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe và ổn định đường huyết
Tìm hiểu thêm khi bạn cần
>> Máy đo đường huyết tại nhà loại nào tốt
>> Máy đo đường huyết tại nhà loại nào tốt
Hãy tập đều đặn
Hãy khiến việc tập luyện trở thành một hoạt động ưu tiên và thường xuyên để tránh hạ đường huyết.
Tìm kiếm sự giúp đỡ
Hãy tìm bạn đồng hành để cùng tập luyện. Có thể là láng giềng, người thân, hoặc người nào đó nắm rõ bệnh tình của bạn để hỗ trợ khi cần thiết. Nếu bạn tự mình tập, hãy đính một bảng tên lên áo có phần ghi chú mắc đái tháo đường để phòng trường hợp khẩn cấp.
Chăm sóc kỹ bàn chân
Tổn thương thần kinh ngoại biên có thể xảy ra với bất kì người bệnh đái tháo đường nào. Để tránh bàn chân bị tổn thương, bạn hãy mua loại giày thể thao tốt, đúng loại cho từng mục đích sử dụng khác nhau như giày leo núi, giày chạy bộ, giày tập đa năng…
Hãy kiểm tra và vệ sinh bàn chân sạch sẽ mỗi ngày. Thông báo cho bác sĩ nếu thấy bàn chân có dấu hiệu tổn thương.
Không để cơ thể mất nước
Hãy mua một bình đựng có quai đeo để mang theo khi đi tập và luôn hứng đầy nước.
Hãy tập luyện vừa sức
Đau nhức cơ sau khi tập là phản ứng bình thường của cơ thể, đặc biệt đối với người lớn tuổi. Tuy nhiên, nếu thấy đau hơn bình thường nghĩa là bạn đang tập quá mức, mà điều này rất dễ dẫn đến chấn thương. Hãy điều chỉnh cường độ tập luyện ở mức vừa phải để đảm bảo buổi tập hiệu quả.
Tham khảo thêm cho bạn
>> Máy đo đường huyết giá bao nhiêu
>> Máy đo tiểu đường giá bao nhiêu
>> Máy đo đường huyết tốt nhất