Tìm hiểu về rối loạn chức năng cương dương ở bệnh nhân tiểu đường

Rối loạn dương cương thường gặp ở nam giới mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2. Nam giới mắc bệnh tiểu đường thường bị rối loạn cương dương sớm hơn nam giới không bị tiểu đường từ 10 đến 15 năm.

Rối loạn cương dương là gì?

Rối loạn cương dương (ED) là một rối loạn chức năng tình dục ở nam giới, là tình trạng dương vật không cương cứng lên được hoặc không đủ cương cứng để quan hệ tình dục. Bệnh lý này thường gặp ở nam giới mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là những người mắc bệnh tiểu đường type 2. Nó có thể xuất phát từ tổn thương thần kinh và mạch máu do kiểm soát đường huyết kém trong thời gian dài.

Rối loạn cương dương cũng có thể liên quan đến các bệnh lý khác thường gặp ở nam giới mắc bệnh tiểu đường, chẳng hạn như huyết áp cao và bệnh tim.

Theo ước tính khoảng 35% đến 75% nam giới mắc bệnh tiểu đường sẽ bị rối loạn chức năng cương dương ở một mức độ nào đó trong suốt cuộc đời của họ. Nam giới mắc bệnh tiểu đường thường bị rối loạn cương dương sớm hơn nam giới không bị tiểu đường từ 10 đến 15 năm. Ở nam giới mắc tiểu đường, tuổi càng cao, rối loạn cương dương càng trở nên phổ biến hơn. Trên 50 tuổi, khả năng khó cương cứng xảy ra ở khoảng 50% đến 60% nam giới mắc bệnh tiểu đường. Trên 70 tuổi, có khoảng 95% khả năng gặp một số khó khăn với rối loạn cương dương.

Sinh lý học của rối loạn dương cương

Chức năng sinh dục nam bình thường đòi hỏi sự tương tác phức tạp của hệ thống mạch máu, thần kinh, nội tiết và yếu tố tâm lý. Để đạt được và duy trì dương vật cương cứng là một hiện tượng mạch máu. Để dương vật cương cứng bình thường cần có dòng máu chảy vào thể hang và thể xốp. Khi lưu lượng máu tăng tốc, áp lực trong khoang nội hang tăng đột ngột làm nghẹt dòng chảy của tĩnh mạch dương vật. Sự kết hợp giữa lưu lượng máu trong thể hang tăng lên và giảm lượng máu chảy ra tĩnh mạch cho phép người đàn ông có được và duy trì sự cương cứng.

Oxit nitric cũng có vai trò quan trọng. Nồng độ oxit nitric cao hoạt động như chất dẫn truyền thần kinh cục bộ và tạo điều kiện cho việc giãn các mạch máu, do đó tối đa hóa lưu lượng máu và sự cương cứng dương vật. Không có hoặc mất khả năng cương cứng thường xảy ra khi quá trình giãn mạch do nitric oxide chấm dứt.

Mức tổng hợp oxit nitric trong thể hang thấp được thấy ở những người mắc bệnh tiểu đường, người hút thuốc và nam giới bị thiếu hụt testosterone. Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình cung cấp oxy hoặc tổng hợp oxit nitric có thể ngăn áp lực mạch máu trong thể hang tăng đến mức đủ để cản trở dòng thoát của tĩnh mạch, dẫn đến không thể có được hoặc duy trì sự cương cứng.

Quá trình cương cứng cũng yêu cầu hoạt động bình thường của thần kinh để chuyển hướng dòng máu vào thể hang. Cương cứng do tâm lý thứ phát sau khi có kích thích hình ảnh hoặc kích thích thính giác tác động đến tủy sống ở T-11 đến L-2. Các xung động thần kinh truyền đến giường mạch vùng chậu, chuyển hướng dòng máu đến thể hang. Sự cương cứng do phản xạ thứ phát sau kích thích xúc giác đến dương vật hoặc vùng sinh dục kích hoạt cung phản xạ với các rễ thần kinh cùng ở S2 đến S4. Cương cứng về đêm xảy ra trong giấc ngủ có chuyển động mắt nhanh (rapid-eye-movement – REM) và xảy ra 3 – 4 lần mỗi đêm. Đàn ông trầm cảm hiếm khi trải qua giấc ngủ có chuyển động mắt nhanh và do đó không bị cương cứng về đêm hoặc sáng sớm.

Ở nam giới mắc tiểu đường, tuổi càng cao, rối loạn cương dương càng trở nên phổ biến hơn

Sinh bệnh học của rối loạn dương cương

Nguyên nhân của ED có rất nhiều, nhưng nhìn chung có hai loại: Nguyên nhân thực thể và nguyên nhân tâm lý. Các nguyên nhân thực thể có thể được phân thành năm loại: Mạch máu, chấn thương / sau phẫu thuật, thần kinh, nội tiết và do thuốc. Các nguyên nhân tâm lý có thể là trầm cảm, lo lắng về hiệu quả và các vấn đề trong mối quan hệ. Ở những người mắc bệnh tiểu đường, các yếu tố nguy cơ chính là bệnh thần kinh, suy mạch, kiểm soát đường huyết kém, tăng huyết áp, mức testosterone thấp và có thể có tiền sử hút thuốc.

Rối loạn dương cương ở bệnh nhân tiểu đường

Tiến triển tự nhiên của rối loạn chức năng cương ở những người mắc bệnh tiểu đường thường diễn ra từ từ và không xảy ra trong một sớm một chiều. Cả hai cơ chế mạch máu và thần kinh thường liên quan đến những người mắc bệnh tiểu đường. Xơ vữa động mạch dương vật hạn chế lưu lượng máu vào thể hang. Do giảm dòng máu trong thể hang, dòng chảy trong tĩnh mạch cũng bị mất. Sự mất dòng chảy này dẫn đến các thể hang không có khả năng giãn nở và nén để ngăn dòng máu trở về.

Bệnh lý thần kinh tự động là nguyên nhân chính làm tăng tỷ lệ mắc ED ở những người mắc bệnh tiểu đường. Nồng độ norepinephrine và acetylcholine trong thể hang cũng được chứng minh là giảm ở những người mắc bệnh tiểu đường. Điều này dẫn đến mất khả năng giãn cơ qua trung gian thần kinh tự động, điều cần thiết cho sự cương cứng.

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ có các phương pháp chẩn đoán và các biện pháp điều trị rối loạn dương cương phù hợp.

Rối loạn cương dương là một vấn đề phổ biến đối với nam giới mắc bệnh tiểu đường

Điều trị rối loạn dương cương ở bệnh nhân tiểu đường

Rối loạn cương dương là một vấn đề phổ biến đối với nam giới mắc bệnh tiểu đường. Nhiều bệnh nhân ngại trao đổi về rối loạn cương dương với bác sĩ của họ. Đừng để sự bối rối, ngại ngùng khiến bạn không nhận được sự giúp đỡ. Hãy trò chuyện với bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là những gì cần làm:

Cho bác sĩ biết điều gì đang xảy ra. Bác sĩ sẽ tìm ra các nguyên nhân cơ bản gây ra rối loạn cương dương của bạn và có thể cung cấp cho bạn thông tin về thuốc và các phương pháp điều trị rối loạn cương dương khác.

Hỏi xem bạn có thể làm gì để kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn? Cải thiện lượng đường trong máu của bạn có thể giúp ngăn ngừa tổn thương thần kinh và mạch máu dẫn đến rối loạn cương dương. Bạn cũng sẽ cảm thấy tốt hơn về tổng thể và cải thiện chất lượng cuộc sống. Hỏi bác sĩ xem bạn đã và đang thực hiện đúng các bước để kiểm soát bệnh tiểu đường hay không.

Hỏi về các vấn đề sức khỏe khác. Những nam giới mắc bệnh tiểu đường thường mắc các bệnh mãn tính khác có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn cương dương. Trao đổi với bác sĩ về bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác.

Kiểm tra thuốc đang dùng. Hỏi bác sĩ nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào có thể làm trầm trọng thêm vấn đề cương dương của bạn, chẳng hạn như thuốc được sử dụng để điều trị trầm cảm hoặc cao huyết áp. Thay đổi thuốc có thể hữu ích.

Lo lắng và căng thẳng có thể khiến tình trạng rối loạn cương dương trở nên tồi tệ hơn. Rối loạn cương dương cũng có thể có tác động tiêu cực đến mối quan hệ của bạn.

Bên cạnh việc điều trị thuốc, hãy rèn luyện lối sống lành mạnh. Hãy thử các phương pháp sau để cải thiện chứng rối loạn cương dương và sức khỏe tổng thể của bạn:

Bỏ thuốc lá. Thuốc lá làm hẹp các mạch máu của bạn, có thể dẫn đến hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn cương dương. Hút thuốc cũng có thể làm giảm nồng độ oxit nitric, chất này giúp máu lưu thông đến dương vật.

Giảm cân. Thừa cân có thể gây ra hoặc làm trầm trọng hơn tình trạng rối loạn cương dương.

Tập thể dục hàng ngày. Tập thể dục góp phần hạn chế rối loạn cương dương theo một số cách, bao gồm giảm căng thẳng, giúp bạn giảm cân và tăng lưu lượng máu.

Hạn chế hoặc bỏ rượu. Rượu góp phần gây rối loạn cương dương. Nếu bạn vẫn uống rượu, hãy uống có chừng mực. Người lớn khỏe mạnh dùng tối đa một ly mỗi ngày đối với nam giới trên 65 tuổi và tối đa hai ly mỗi ngày đối với nam giới từ 65 tuổi trở xuống.

Một số người bệnh cảm thấy buồn và thất vọng khi biết bản thân mắc rối loạn cương dương. Điều quan trọng cần nhớ là tình trạng này có thể điều trị được. Rối loạn cương dương rất phổ biến và thường có thể được đảo ngược bằng cách sử dụng các biện pháp tự nhiên hoặc thuốc để điều trị nguyên nhân cơ bản.

Can thiệp sớm thường có thể phát hiện thêm tình trạng bệnh lý tiềm ẩn nghiêm trọng bên dưới triệu chứng của rối loạn cương dương và xác định nguyên nhân của rối loạn cương dương sớm có thể làm tăng khả năng đảo ngược bệnh.

Độc giả có thể tham khảo thêm ở đây

>> Máy đo đường huyết nào tốt

>> Máy đo tiểu đường tại  nhà

>> Mua máy đo đường huyết

>> Máy đo đường huyết giá bao nhiêu

>> Máy đo tiểu đường giá bao nhiêu

>> Máy đo đường huyết tốt nhất

>> Máy đo đường huyết tại nhà loại nào tốt

>> Máy đo đường huyết tại nhà loại nào tốt

>> Sử dụng máy đo đường huyết

Kiểm soát tiểu đường:

Để kiểm soát tốt tiểu đường các bạn nên kiểm tra thường xuyên chỉ số đường huyết tại nơi các bạn đặt lịch khám định kỳ. Ngoài ra các bạn có điều kiện có thể mua và sử dụng máy đo đường huyết tại nhà. Nên mua hãng có uy tín và sản phẩm được sử dụng công nghệ mới nhất.

FaCare là nhà cung cấp sản phẩm máy đo đường huyết của tập đoàn TaiDoc, một trong 5 tập toàn sản xuất thiết bị y tế lớn nhất toàn cầu. Máy đo đường huyết và máy đo đa thông số 5 trong 1 đều sử dụng công nghệ mới nhất của MedNet GmbH (CHLB Đức)