Gan nhiễm mỡ có liên quan đến máu nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ được xem là căn bệnh của xã hội hiện đại vì số người mắc bệnh đang ngày càng tăng lên, trong đó hơn 50% bệnh nhân mắc đồng thời 2 bệnh này. Chủ động tìm hiểu để có những kiến thức cơ bản về mỡ gan, mỡ máu là việc bất kỳ ai trong chúng ta cũng nên làm nhằm dự phòng cho mình trong việc nhận biết, đối phó ngăn ngừa biến chứng do bệnh gây ra.

Bạn hoàn toàn có thể theo dõi để chuẩn đoán hoặc điều trị hai bệnh này thông qua máy đo đa thông số của thương hiệu Facare tại đây.

Triệu chứng, biến chứng của gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ

Bệnh gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ tức là lượng mỡ chiếm tới hơn 5% trọng lượng gan. Trong giai đoạn đầu bệnh thường tiến triển âm thầm, các triệu chứng thoáng qua, đa số người bệnh phát hiện ra bệnh qua khám sức khỏe định kỳ.

– Một số bệnh nhân có các triệu chứng điển hình như sau:

Gan bị nhiễm mỡ

+ Thường xuyên mệt mỏi, cơ thể suy nhược nhanh;

+ Phía trên bụng phải đau;

+ Ăn uống kém, không ngon miệng;

+ Cảm giác tức nặng vùng dưới sườn phải;

– Biến chứng:

Gan nhiễm mỡ là bệnh tương đối lành tính, ít nguy hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi bệnh không được ngăn chặn kịp thời sẽ dễ biến chứng gây viêm, xơ gan và thậm chí là ung thư gan tước đoạt đi sự sống.

Bệnh máu nhiễm mỡ

Máu nhiễm mỡ (mỡ máu cao, rối loạn chuyển hóa lipid máu) là các thành phần mỡ trong máu cao hơn mức bình thường. Trong máu luôn có một tỷ lệ mỡ nhất định được đánh giá qua các chỉ số xét nghiệm triglycerid, cholesterol… nhưng khi chỉ số này sẽ cao hơn mức cho phép thì đó chính là mắc bệnh mỡ máu.

Rối loạn chuyển hóa lipid máu

Đa số các trường hợp tăng mỡ máu thường âm thầm, không có triệu chứng rõ rệt. Một số bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng sau:

+ Chóng mặt, đau đầu, hoa mắt;

+ Khó thở, tức ngực, đau tim;

+ Mệt mỏi, chân tay lạnh hoặc tê bì.

– Biến chứng:

+ Tăng nguy cơ gây bệnh tim, động mạch ngoại biên và đột quỵ.

+ Bệnh tim xơ vữa động mạch với triệu chứng đau thắt ngực.

+ Cơ tim không đủ oxy để hoạt động nên sinh ra nhồi máu cơ tim.

+ Lượng máu cung cấp cho não giảm sinh ra thiếu máu cục bộ.

+ Mắc bệnh động mạch ngoại biên, chân tay không được cung cấp đủ máu nên gây tê bì, đau.

+ Ảnh hưởng đến các động mạch khác trong cơ thể như: động mạch thận đến thận, động mạch trung mô đến ruột…

+ Viêm tụy cấp do triglycerid tăng cao.

Các vấn đề quan trọng cần lưu ý về bệnh gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ

Mối liên hệ giữa gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ

Máu nhiễm mỡ và gan nhiễm mỡ có quan hệ tương sinh, tức là hai loại bệnh này thường xuất hiện đồng thời và diễn biến của bênh thường song nhành với nhau. Gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ đều thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa, chúng thường đi cạnh nhau và có cơ chế gây bệnh, biện pháp chữa trị giống nhau. Theo đó:

– Mỡ máu cao là nguyên nhân cơ bản gây ra mỡ gan

Hội Gan – mật – tụy (TpHCM) cho biết: tỷ lệ bệnh nhân gan nhiễm mỡ ngày càng tăng với ước tính 10% – 24% dân số. Trong đó, 50% bệnh nhân mỡ máu cao có nhiễm mỡ gan và 25% bệnh nhân mỡ gan kèm viêm gan có thể gây xơ gan và tử vong.

– Mỡ gan cũng có thể trở thành nguyên nhân sinh ra mỡ máu cao

Gan nhiễm mỡ nên chức năng gan suy giảm, rối loạn quá trình điều hòa và chuyển hóa lipid. Chính lý do này sinh ra máu nhiễm mỡ.

Gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ đều có thể sinh ra nhau

Mối liên hệ nhân – quả này được giải thích như sau: gan có vai trò chuyển hóa lipid, do lipid trong máu qua gan quá nhiều nên hàm lượng cholesterol, triglycerid trong máu tăng cao, nó đi quá khả năng gan có thể chuyển hóa được nên làm mỡ trong máu tồn đọng trong gan và sinh ra mỡ gan. Mặt khác, các rối loạn mỡ máu cũng có liên quan đến sự hiện diện và mức độ trầm trọng của bệnh gan nhiễm mỡ.

Tác hại chung của gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ

Cả 2 bệnh gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ đều gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe:

– Hai bệnh thường đi cùng với nhau nên một khi đã bị máu nhiễm mỡ thì dễ có kèm theo gan nhiễm mỡ và ngược lại.

– Không điều trị kịp thời máu nhiễm mỡ, để kéo dài sẽ tạo thành mảng xơ vữa động mạch, làm tắc nghẽn hoặc vỡ mạch máu. Hệ lụy không ai muốn có trong trường hợp này là tắc mạch tay chân, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não… Chẳng những thế mỡ máu còn nguyên nhân dẫn tới các bệnh lý như cao huyết áp, viêm tụy, sa sút trí tuệ, tiểu đường type 2… Gan nhiễm mỡ khi tồn tại trong thời gian dài cũng dễ tiến triển thành viêm gan, xơ gan, ung thư gan.

Gannhiemmo-4

Như vậy đặc điểm chung của gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ đều là những bệnh diễn tiến âm thầm, gây hại cho sức khỏe và là bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa. Khi mỡ trong máu tăng cao chúng sẽ chuyển về gan, lúc này nếu như gan không đào thải hết được thì chúng sẽ tích tụ thành các bọng mỡ tại gan. Chính vì thế phòng ngừa, điều trị gan nhiễm mỡ cũng chính là cách phòng và trị máu nhiễm mỡ.

Biện pháp giảm thiểu bệnh gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ

Bất kỳ ai đã được phát hiện bị gan hoặc máu nhiễm mỡ cung cần kiểm tra định kỳ 3 -6 tháng để theo dõi bệnh đồng thời áp dụng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập khoa học:

– Tập thể dục thể thao vừa sức để kiểm soát cân nặng, đốt cháy mỡ thừa.

– Hạn chế ăn chất béo bão hòa, giảm thịt đỏ, nên ăn nhiều chất béo có lợi.

– Ăn nhiều rau xanh, trái cây có hàm lượng đường thấp.

– Hạn chế hoặc tránh xa đồ ăn nhiều dầu mỡ.

– Hạn chế dùng đồ uống có cồn, chất kích thích, đồ ăn sẵn hoặc chứa chất bảo quản.

– Không ăn tối quá muộn, không ăn trước khi đi ngủ khiến hệ tiêu hóa làm việc khó khăn.

– Không ăn quá nhiều đạm vì rất khó tiêu, làm Cholesterol đọng trên thành động mạch.

Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị 2 bệnh lý này nên việc chữa trị hiệu quả nhất là căn cứ trên nguyên nhân gây ra bệnh để tìm biện pháp khắc chế. Một khi đã mắc cả 2 bệnh thì điều trị 1 bệnh thật tốt tức khắc bệnh kia cũng thuyên giảm. Không phải ai bị mỡ máu cũng sẽ mắc gan nhiễm mỡ nhưng nguy cơ chúng song hành với nhau là rất cao.

Hiện Family Care đang cung cấp nhiều loại máy đo đường huyết hiện đại, chất lượng. Để chọn được một loại máy dễ sử dụng, trả về kết quả chính xác, bạn hãy vào inbox, hoặc liên lạc ☎️: 02462955592 – 0932372099 để được tư vấn đầy đủ.

Kiểm soát tiểu đường và gan nhiễm mỡ:

Để kiểm soát tốt tiểu đường các bạn nên kiểm tra thường xuyên chỉ số đường huyết tại nơi các bạn đặt lịch khám định kỳ. Ngoài ra các bạn có điều kiện có thể mua và sử dụng máy đo đường huyết tại nhà. Nên mua hãng có uy tín và sản phẩm được sử dụng công nghệ mới nhất.

FaCare là nhà cung cấp sản phẩm máy đo đường huyết của tập đoàn TaiDoc, một trong 5 tập toàn sản xuất thiết bị y tế lớn nhất toàn cầu. Máy đo đường huyết và máy đo đa thông số 5 trong 1 đều sử dụng công nghệ mới nhất của MedNet GmbH (CHLB Đức)