Vai trò của ăn uống tròn điều trị bệnh lý đái tháo đường (bệnh tiểu đường)
Chế độ ăn uống là một trong những trụ cột trong kiểm soát đường máu cùng với theo dõi chặt chẽ đường máu, dùng thuốc và chế độ vận động.
>> tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?
Chế độ ăn uống đúng sẽ đảm bảo cho bệnh nhân đái tháo đường:
- Duy trì sức khoẻ cho bệnh nhân, tránh bị thiểu dưỡng do ăn uống quá kiêng khem.
- Tránh tăng đường huyết quá mức, duy trì đường huyết hợp lý do không biết chọn thực phẩm.
- Hạn chế được dùng thuốc.
- Hạn chế các biến chứng: chế độ ăn hạn chế glucose sẽ góp phần hạn chế các biến chứng xảy ra do đường huyết tăng cao không được kiểm soát.
Lời khuyên dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường (bệnh tiểu đường)
Thực phẩm nên dùng cho người bệnh đái tháo đường:
- Các loại: gạo, mì, ngô,khoai, sắn… Nên chọn: gạo lứt, hạt ngũ cốc xay xát dối thay cho gạo trắng, bún, phở…
- Đậu tương và các sản phẩm chế biến từ đậu tương.
- Thực phẩm giàu đạm có nguồn gốc động vật ít béo: thịt nạc, cá, tôm…
- Dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu vừng…).
- Ăn đa dạng các loại rau.
- Các loại quả có hàm lượng đường ít, trung bình như gioi, thanh long, bưởi, ổi…
- Chọn loại sữa có chỉ số đường thấp như glucerna, gluvita….
Thực phẩm không nên dùng cho bệnh nhân tiểu đường:
- Các loại bánh kẹo ngọt chứa nhiều đường.
- Các loại quả sấy khô.
- Rượu , bia, nước ngọt có đường.
Thực phẩm hạn chế dùng cho bệnh nhân tiểu đường:
- Miến dong, bánh mì.
- Khoai củ nướng.
- Phủ tạng động vật như tim, gan bầu dục…
- Các loại quả có hàm lượng đường cao như táo, na, nhãn, vải, chôm chôm, chuối…
Chế biến thực phẩm cho bệnh nhân tiểu đường:
- Hạn chế các món rán, các loại mỡ động vật.
- Thịt gà nên bỏ da.
- Hạn chế sử dụng các loại nước quả ép, xay sinh tố, nên ăn cả múi, cả miếng để có chất xơ.
- Các loại khoai củ: không nên chế biến dưới dạng nướng vì có chỉ số đường huyết cao.
Chú ý với bệnh nhân tiểu đường
- Không nên ăn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao đơn độc, nên ăn phối hợp các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao với các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.
- Không nên ăn thực phẩm nhiều tinh bột vào bữa phụ 21h.
- Trong bữa ăn, ăn rau trước, ăn thức ăn sau, cuối cùng là ăn cơm.
- Không quá 6g muối/ngày. 1g muối tương ứng 1 thìa cà phê nước mắm 5 ml.
Nhóm thực phẩm thay thế cho bệnh nhân tiểu đường:
- Nhóm đạm: 100g thịt lợn nạc tương đương với: 100g thịt bò, thịt gà; 120g tôm, cá nạc; 2 quả trứng vịt; 3 quả trứng gà; 8 quả trứng chim cút; 200g đậu phụ
- Nhóm chất bột đường: 100g gạo tương đương 2 lưng bát cơm; 100g miến, 100g bột mì; 100g bánh quy; 100g phở khô; 100g bún khô; 170g bánh mì; 250g bánh phở tươi; 300g bún tươi; 400g khoai củ các loại
- Nhóm chất béo:1 thìa dầu ăn(5ml) tương đương với: 8g lạc hạt; 8g vừng
- Muối: 1g muối ăn tương đương với: 5ml nước mắm; 7ml maggi.
Với bệnh nhân đái tháo đường (bệnh tiểu đường) và tiền đái tháo đường nên chia làm nhiều bữa nhỏ để tránh tăng đường huyết nhiều sau khi ăn và cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng thường xuyên và lâu dài.
Kiểm soát tiểu đường:
Để kiểm soát tốt tiểu đường các bạn nên kiểm tra thường xuyên chỉ số đường huyết tại nơi các bạn đặt lịch khám định kỳ. Ngoài ra các bạn có điều kiện có thể mua và sử dụng máy đo đường huyết tại nhà. Nên mua hãng có uy tín và sản phẩm được sử dụng công nghệ mới nhất.
FaCare là nhà cung cấp sản phẩm máy đo đường huyết của tập đoàn TaiDoc, một trong 5 tập toàn sản xuất thiết bị y tế lớn nhất toàn cầu. Máy đo đường huyết và máy đo đa thông số 5 trong 1 đều sử dụng công nghệ mới nhất của MedNet GmbH (CHLB Đức). Các mẹ có thể tham khảo thêm tại đây