Đo chỉ số ketone và lactate trong máu

Xét nghiệm chỉ số Ketone là một xét nghiệm quan trọng trong quản lý điều trị bệnh tiểu đường. Đặc biệt đối với tiểu đường type I vì nó giúp ngăn ngừa một biến chứng ngắn hạn nguy hiểm, đó là nhiễm toan ceton.

Chỉ số ketone là gì?

Cơ thể con người chủ yếu được cung cấp năng lượng thông qua việc chuyển hóa glucose. Khi thiếu glucose hoặc bị tiểu đường sẽ dẫn đến tình trạng thiếu insulin để giúp các tế bào hấp thụ glucose. Lúc đó cơ thể sẽ bắt đầu chuyển hóa chất béo để lấy năng lượng. Ketone là sản phẩm phụ của sự phân hủy axit béo.

Ở người bình thường, việc phân hủy chất béo làm nguyên liệu và tạo ra ketone là một quá trình bình thường của cơ thể. Nhưng chỉ với nồng độ không đáng kể vì: insulin, glucagon và các kích thích tố khác ngăn không cho nồng độ ketone trong máu tăng quá cao.

Tuy nhiên, những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ tích tụ ketone trong máu. Khi đường máu cao vượt ngưỡng, nó sẽ xuất hiện trong nước tiểu. Gây ra tình trạng đa niệu thẩm thấu khiến cơ thể mất nước, điện giải, trong đó bao gồm cả thể Ketone.

Z2629278745896_c5cae8b05bfe6fc5bca0d9cf6d009abd

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Những người mắc bệnh tiểu đường type I có nguy cơ mắc phải một tình trạng gọi là nhiễm toan đái tháo đường (DKA – Diabetic ketoacidosis). Mặc dù hiếm gặp, nhưng những người mắc bệnh tiểu đường type II cũng có thể gặp DKA trong một số trường hợp nhất định.

Xét nghiệm chỉ số ketone được thực hiện trong trường hợp nào?

Những người mắc bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin nên làm xét nghiệm ketone, đặc biệt cần lưu ý khi thấy cơ thể có các triệu chứng sau:

– Ăn nhiều, khát nhiều, đi tiểu thường xuyên.

– Gầy sút cân.

– Hơi thở nhanh.

– Cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn, đau bụng.

– Chất nôn có màu nâu, nội soi dạ dày thấy có viêm xuất huyết.

Buồn nôn, nôn có thể gặp trong nhiễm toan ketone

Khi mắc đái tháo đường type I, bệnh nhân cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe và theo dõi xét nghiệm ketone nếu lượng ketone trong cơ thể ở mức cao.

Ngoài ra cần làm xét nghiệm nếu có kết quả đường huyết như sau:

– Nồng độ glucose máu lúc đói từ 7.0 mmol/L trở lên.

– Nồng độ glucose máu bất kỳ (xét nghiệm bất kỳ thời điểm nào trong ngày): từ 11.1 mmol/L trở lên.

Ketone xuất hiện trong máu nhiều có thể làm cho máu có tính axit, nồng độ axit cao có thể dẫn đến nhiễm toan đái tháo đường (DKA). Mức độ nghiêm trọng của tình trạng này có thể dẫn đến phù não, hôn mê, mất ý thức và có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, hiểu được mức độ nguy hiểm của DKA thì xét nghiệm thường xuyên trên nền bệnh nhân đái tháo đường đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị trước khi chỉ số ketone tăng quá cao.

Nồng độ ketone tăng quá cao có thể dẫn đến hôn mê, tử vong

Benh-tieu-duong

Tiến hành xét nghiệm chỉ số ketone như thế nào?

Xét nghiệm có thể thực hiện bằng bệnh phẩm máu hoặc bệnh phẩm nước tiểu.

Cách chính xác nhất để đo nồng độ ketone là đo ketone trong máu.

Bạn cũng có thể xét nghiệm kiểm tra nồng độ ketone trong nước tiểu. Tuy nhiên xét nghiệm ketone trong nước tiểu thường chỉ phản ánh mức độ ketone trong vài giờ trước đó nhưng xét nghiệm máu cho thấy nồng độ của nó tại thời điểm hiện tại.

Xét nghiệm bằng nước tiểu vẫn được sử dụng phổ biến hơn do tính tiện lợi của nó.

Cách tiến hành xét nghiệm bằng mẫu nước tiểu được trình bày tóm tắt dưới đây:

– Mẫu nước tiểu được lấy vào cốc vô trùng và gửi về phòng xét nghiệm tiến hành xét nghiệm.

– Que thử được nhúng vào nước tiểu.

– Sau khi que thử được phủ kín nước tiểu, nhấc ra luôn và đặt vào máy xét nghiệm nước tiểu để đo mức độ ketone.

Các bác sĩ thường khuyên những bệnh nhân vừa được chẩn đoán bệnh tiểu đường nên kiểm tra thể ketone 1 – 2 lần một ngày.

Picture1-11

Xét nghiệm ketone có ý nghĩa như thế nào?

– Bình thường mức độ ketone trong nước tiểu là âm tính.

– Khi test thử màu ketone trong nước tiểu dương tính thì được gọi là ketone niệu.

– Mức độ ketone trong máu như sau:

Dưới 0,6 mmol / L: giá trị ketone máu bình thường

+ Từ 0,6 đến 1,5 mmol / L: Nồng độ ketone đang tăng cao hơn bình thường, cần kiểm tra lại lần sau.

+ Từ 1,6 đến 3,0 mmol / L: Nồng độ ketone cao và có thể có nguy cơ nhiễm toan đái tháo đường.

+ Trên 3.0 mmol / L: Mức độ ketone cao cảnh báo tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, cần cấp cứu ngay.

Nồng độ ketone ngoài tăng trong nhiễm toan đái tháo đường thì còn tăng trong nôn mửa, tiêu chảy mất nước.

Xét nghiệm ketone có vai trò quan trọng trong chẩn đoán nhiễm toan đái tháo đường. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị nếu có những dấu hiệu cảnh báo như bài viết vừa nêu.

Picture1-10

Việc đo chỉ số ketone cần được làm định kỳ

Với người mắc tiểu đường hay phụ nữ đang mang thai thì việc kiểm tra chỉ số này là rất cần thiết.

Việc đến cơ sở y tế là tốt nhất, nhưng không phải lúc nào cũng có thể đến được vì thời gian hay bây giờ là lo ngại có thể lây nhiễm covid khi đến nơi có mật độ người lớn.

FaCare là một trong thương hiệu cung cấp các loại máy đo đường huyết, gout, mỡ máu, ketone, lactate hàng đầu Việt Nam. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm thông tin tại đây

Để kiểm soát tốt tiểu đường các bạn nên kiểm tra thường xuyên chỉ số đường huyết tại nơi các bạn đặt lịch khám định kỳ. Ngoài ra các bạn có điều kiện có thể mua và sử dụng máy đo đường huyết tại nhà. Nên mua hãng có uy tín và sản phẩm được sử dụng công nghệ mới nhất.

FaCare là nhà cung cấp sản phẩm máy đo đường huyết của tập đoàn TaiDoc, một trong 5 tập toàn sản xuất thiết bị y tế lớn nhất toàn cầu. Máy đo đường huyết và máy đo đa thông số 5 trong 1 đều sử dụng công nghệ mới nhất của MedNet GmbH (CHLB Đức).