Mỡ máu hay còn gọi là lipid máu, là thành phần quan trọng trong cơ thể. Tuy nhiên, khi chỉ số lipid trong máu này quá cao sẽ gây ra bệnh máu nhiễm mỡ – căn bệnh khá phổ biến hiện nay.
1. Mỡ máu là gì?
Mỡ máu là tên gọi thông thường của lipid máu, bao gồm nhiều thành phần khác nhau, trong đó thành phần quan trọng nhất là cholesterol.
Nhiều người vẫn nghĩ cholesterol là thành phần xấu trong cơ thể, là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh. Thực tế, cholesterol rất quan trọng với cơ thể, góp mặt trong nhiều bộ phận như cấu trúc màng tế bào , tiền chất tạo vitamin D và một số hormon, giúp chúng ta phát triển và hoạt động khỏe mạnh. Chúng chỉ trở nên có hại khi có sự rối loạn giữa các loại cholesterol, mà bệnh lý điển hình gây ra là xơ vữa động mạch.
Vì là chất mỡ không hòa tan trong nước, cholesterol và các chất mỡ như triglyceride phải kết hợp với chất dễ tan trong nước là lipoprotein để dễ di chuyển trong máu. Vì vậy, khi xét nghiệm lượng mỡ máu ngoài tổng số Cholesterol, người ta còn phân tích cholesterol theo các loại Lipoprotein , trong đó có 2 loại quan trọng đó là LDL –c (lipoprotein tỉ trọng thấp ) “ mỡ xấu” và HDL-c ( Lipoprotein tỉ trọng cao) “mỡ tốt.” Mỡ máu tăng cao khi loại xấu tăng và loại tốt giảm, gây ra nhiều loại bệnh tim mạch nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não…
Một thành phần quan trọng khác của mỡ máu đó là triglycerid , còn được gọi là chất béo trung tính , đóng vai trò quan trọng như là nguồn cung cấp năng lượng và chuyên chở các chất béo trong quá trình trao đổi chất . Nhưng nếu chỉ số tăng cao sẽ gây xơ vữa mạch. Tăng triglycerid thường gặp ở người bị béo phì, lười vận động, đái tháo đường, uống nhiều rượu bia và hút nhiều thuốc lá.
Những người bị tăng chỉ số này thường kéo theo tăng cholesterol toàn phần , tăng cholesterol có hại LDL và giảm cholesterol có lợi HDL.
2. Mỡ máu bao nhiêu là cao?
Hầu hết những người bị tăng lượng cholesterol trong máu đều không có dấu hiệu gì rõ rệt, chúng sẽ phát triển thầm lặng trong cơ thể. Do vậy việc duy nhất để biết được mỡ máu bao nhiêu là cao đó là đi xét nghiệm máu.
Các chuyên gia khuyến cáo: Người trên 20 tuổi nên đi xét nghiệm máu ít nhất 5 năm 1 lần. Chỉ số xét nghiệm máu được tính bằng mg/DL hoặc mmol/L.
Sau đây là chỉ số cholesterol toàn phần và chỉ số triglycerid cho biết tình trạng mỡ máu trong cơ thể:
3. Mỡ máu cao nên ăn gì?
- Chế độ ăn uống cùng sinh hoạt cực kỳ quan trọng đối với người bị mỡ máu cao. Để không có nguy cơ tăng mỡ máu trong cơ thể, bạn nên ăn nhiều rau xanh, các loại trái cây mọng nước. Bởi trong rau và trái cây chứa nhiều vi chất và chất xơ tự nhiên giúp tiêu hóa thuận lợi, đặc biệt rất tốt cho máu. Một số thực phẩm có thể giúp làm giảm cholesterol như : Gừng, nấm hương, mộc nhĩ, hành tây, tỏi, chế phẩm từ đậu …
- Nên bổ sung ăn thịt trắng thay vì thì đỏ, chẳng hạn như cá, mỗi tuần nên ăn từ 2-3 bữa cá thay thịt, đặc biệt với người cao tuổi. Nên dùng dầu thực vật thay vì mỡ động vật để nấu ăn.
- Để hạn chế sự tăng lượng cholesterol và triglycerid trong máu, nên hạn chế ăn đồ chiên/xào , nội tạng động vật (nhất là óc , thận , tim , gan), gạch cua , các loại thịt đỏ chứa nhiều chất béo; không nên ăn da gà, vịt, ngan. Không nên ăn nhiều đồ ngọt như mứt , kẹo , nước ngọt , kem… Không uống nhiều rượu bia, không hút thuốc lá.
Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, bạn cần tăng cường rèn luyện thể dục thể thao đều đặn, phù hợp với sức khỏe và điều kiện bản thân. Đi khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện cũng như có những biện pháp điều chỉnh phù hợp với tình trạng của bản thân.
4. Xét nghiệm mỡ máu như thế nào?
Với bệnh nhân được chẩn đoán mỡ máu cao, cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp, theo dõi mỡ trong máu thường xuyên với Máy đo mỡ máu FC M168 tại nhà để tránh biến chứng và nguy cơ của mỡ máu cao.
Với người có nguy cơ cao mắc mỡ máu, cần theo dõi chỉ số mỡ trong máu định kỳ hàng tháng và duy trì chế độ ăn uống luyện tập điều độ.
Nên lựa chọn máu đo mỡ máu có độ chính xác cao, được sản xuất bởi thương hiệu uy tín, và có chế độ bảo hành rõ ràng.