Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại và lối sống sinh hoạt, bệnh gút (thống phong) được hình thành do tác động của môi trường và cách sinh hoạt hàng ngày, đang trở thành nỗi lo của rất nhiều người, vì thế việc hiểu biết về bệnh để sớm có biện pháp phòng ngừa, điều trị hiệu quả đóng một vai trò vô cùng quan trọng.
Bệnh gút là bệnh lý rối loạn chuyển hóa acid uric, dẫn đến lắng đọng các tinh thể monosodium ở tổ chức (bao hoạt dịch và tổ chức quanh khớp, ống thận và nhu mô thận), thường khởi phát ở nam giới tuổi từ 40 – 60 và ở nữ giới sau mãn kinh. Tần suất xuất hiện của bệnh gút tăng đáng kể theo tuổi và tương quan với sự gia tăng của nồng độ acid uric huyết thanh.
Phân loại
Gút nguyên phát: Chiếm đa số các trường hợp, chưa rõ nguyên nhân. Thường gặp ở nam giới tuổi trung niên có thói quen uống nhiều rượu bia và ăn nhiều thức ăn chứa purine.
Gút thứ phát: Hậu quả của tăng acid uric máu do những nguyên nhân gây tăng sản xuất acid uric máu hoặc giảm thải qua thận hoặc cả hai.
Gút bẩm sinh: Là bệnh di truyền do bất thường về gen.
Gút thứ phát: Hậu quả của tăng acid uric máu do những nguyên nhân gây tăng sản xuất acid uric máu hoặc giảm thải qua thận hoặc cả hai.
Gút bẩm sinh: Là bệnh di truyền do bất thường về gen.
Nguyên nhân gây tăng acid uric máu
Khoảng 5-20% bệnh nhân có acid uric máu cao sẽ mắc bệnh gút. Nồng độ acid uric máu được quyết định bởi sự cân bằng giữa hai quá trình sản xuất và đào thải.
Nguyên nhân gây tăng sản xuất acid uric máu gồm: 1. Bất thường về gen. 2. Tăng dị hóa các acid nhân nội sinh. 3. Sự thóa biến nhanh của ATP thành aid uric. 4. Sử dụng quá mức các thức ăn có nhiều purine.
Nguyên nhân gây giảm đào thải acid uric qua thận: Suy thận hoặc dùng một số loại thuốc (lợi tiểu, aspirin liều thấp,…).
Một số yếu tố nguy cơ của bệnh gút: Nam giới tuổi trung niên hoặc nữ sau mãn kinh, uống nhiều rượu bia, béo phì, hội chứng chuyển hóa, tăng acid uric máu kéo dài, tiền căn gia đình mắc bệnh gút, sử dụng lâu dài các thuốc làm tăng acid uric máu.
Nguyên nhân gây tăng sản xuất acid uric máu gồm: 1. Bất thường về gen. 2. Tăng dị hóa các acid nhân nội sinh. 3. Sự thóa biến nhanh của ATP thành aid uric. 4. Sử dụng quá mức các thức ăn có nhiều purine.
Nguyên nhân gây giảm đào thải acid uric qua thận: Suy thận hoặc dùng một số loại thuốc (lợi tiểu, aspirin liều thấp,…).
Một số yếu tố nguy cơ của bệnh gút: Nam giới tuổi trung niên hoặc nữ sau mãn kinh, uống nhiều rượu bia, béo phì, hội chứng chuyển hóa, tăng acid uric máu kéo dài, tiền căn gia đình mắc bệnh gút, sử dụng lâu dài các thuốc làm tăng acid uric máu.
Kiểm soát bệnh gout và theo dõi chỉ số Axit uric trong máu
Máy đo Gout (Axit Uric) cá nhân, đo gout tại nhà
Với bệnh nhân được chẩn đoán cần điều trị gout, cần xét nghiệm định kỳ: công thức máu, đường, lipid, acid uric máu, chức năng gan thận siêu âm hệ niệu mỗi tháng trong 3 tháng đầu, sau đó mỗi 3 tháng.
Với cá nhân đang có nguy cơ mắc bệnh gout cao, cần theo dõi chỉ số Axit Uric trong máu để điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp.
Sở hữu máy đo Gout (Axit Uric) cá nhân giúp đo chỉ số Axit Uric trong máu thường xuyên, người bệnh tiết kiệm chi phí và thời gian, giúp phòng chống các biến chứng nguy hiểm, bệnh cấp tính…
Máy đo gout (axit uric) có chính xác không
Các sản phẩm Máy đo gout (axit uric) test nhanh chủ yếu là máy đo đa năng tích hợp. Chất lượng và độ chính xác của Máy đo gout (axit uric) phụ thuộc chủ yếu vào que thử.
Chọn mua sản phẩm máy đo gout, đo axit uric tại nhà cần đảm bảo các yếu tố sau:
Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
Nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế
Chứng nhận chất lượng minh bạch
Hướng dẫn sử dụng dễ hiểu
Dễ dàng tìm mua que thử
Chế độ bảo hành uy tín
Có công ty đại diện tại Việt Nam