Insulin rất nhiều người vẫn chưa hiểu rõ nó là gì? Vai trò của lnsulin đối với cơ thể? Bài viết sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về thành phần này!
lnsulin là thuật ngữ không còn xa lạ đối với mọi người, đặc biệt với người đang điều trị Đái tháo đường (tiểu đường). Để hiểu sâu hơn insulin là gì, vai trò và tác dụng của insulin đối với cơ thể. Bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bằng những thông tin dưới đây nhé!
Định nghĩa về lnsulin
lnsulin không phải là chất dinh dưỡng hay hóa học, đây là nội tiết tố (hormone) trong cơ thể được tạo ra bởi tế bào beta tại đảo tụy.
Sự tạo ra lnsulin của cơ thể phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn phụ thuộc vào lượng thức ăn được nạp vào cơ thể. Thông thường sau khi ăn xong, lượng đường trong máu của cơ thể sẽ tăng cao.
Nồng độ đường cao trong máu kích thích cơ thể tiết insulin giúp đưa glucose vào trong tế bào để sử dụng năng lượng.
Tác động của insulin đối với bệnh Đái tháo đường (Tiểu đường)
Tác dụng chính của lnsulin là giúp cân bằng lượng đường trong máu bằng cách truyền tín hiệu cho gan, cơ và các tế bào mỡ để lấy glucose từ máu. Do đó, insulin giúp các tế bào hấp thụ glucose để sử dụng làm năng lượng.
Nếu cơ thể có đủ năng lượng, insulin sẽ báo hiệu cho gan để hấp thụ glucose và lưu trữ dưới dạng glycogen.
+ Bệnh Đái tháo đường type 1
Tại thời điểm này, cơ thể sản xuất không đủ insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu. Nếu không có lnsulin, tế bào của cơ thể không thể lấy glucose từ máu để hoạt động, và do đó cơ thể phải sử dụng các nguồn năng lượng khác.
Ceton được sản xuất bởi gan, được coi là một nguồn năng lượng thay thế, tuy nhiên, khi chất này ở nồng độ cao có thể dẫn đến một tình trạng nguy hiểm gọi là nhiễm toan ceton.
+ Bệnh Đái tháo đường type 2
Khi mắc bệnh Đái tháo đường type 2, cơ thể không phản ứng hiệu quả với lnsulin và ít có khả năng hấp thụ glucose từ máu. Tùy thuộc vào mức độ kháng lnsulin, người bệnh cũng có thể cần phải tiêm lnsulin kết hợp cùng việc sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ để kiểm soát lượng đường trong máu.
Tác dụng phụ của lnsulin
Một số tác dụng phụ có thể gặp phải trong quá trình sử dụng lnsulin bao gồm:
- Tăng cân
- Hạ đường huyết (bao gồm các triệu chứng lo lắng, mờ mắt, đổ mồ hôi lạnh, lú lẫn, da xanh tái, khó tập trung, buồn ngủ…)
Trong trường hợp hiếm gặp có thể gặp phải tình trạng co giật , mất ý thức, da bị lõm, dày da tại nơi tiêm, sưng mặt, ngón tay, bàn chân hoặc mắt cá nhân. Điều quan trọng là bạn hãy thông báo với bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường nào xảy ra.
Các loại nsulin hiện nay
Trên thị trường hiện nay có 4 loại insulin chính và được phân chia theo cơ chế tác dụng:
lnsulin tác dụng nhanh
Các loại insulin này thường được tiêm vào dưới da và bắt đầu có hiệu quả từ 15 phút sau khi tiêm. Loại insulin này đạt nồng độ đỉnh sau 1 giờ và thời gian hiệu lực là 2 – 4 tiếng.
Insulin tác dụng ngắn
Insulin bắt đầu tác dụng sau khi được tiêm dưới da 30 phút. Thời gian tác dụng có thể kéo dài từ 3 – 6 giờ với nồng độ đỉnh sau 2 – 3 tiếng.
Insulin tác dụng trung bình
Sau khi tiêm insulin vào dưới da, bạn cần phải đợi từ 2 – 4 giờ để thuốc bắt đầu có tác dụng lên cơ thể. Insulin nhóm này thường được ưu tiên dùng vào buổi tối với thời gian hiệu lực từ 12 – 18 tiếng và đạt nồng độ đỉnh trong 4 – 12 tiếng.
Insulin tác dụng kéo dài
Đây là loại insulin có tác động kéo dài mang đến thời gian hiệu lực trong 24 tiếng. Tuy nhiên, thời điểm tác dụng khá chậm, sau vài tiếng insulin mới bắt đầu hoạt động.
Ngoài ra, hiện nay còn có insulin dạng hỗn hợp giúp đem đến tác dụng nhanh chóng và thời gian hoạt động kéo dài, giúp mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh Đái tháo đường. Điều quan trọng là bạn cần trao đổi cùng bác sĩ để được lựa chọn điều trị phù hợp.
Với những thông tin trên, chúng tôi hi vọng có thể giúp bạn giải đáp câu hỏi insulin là gì, tác dụng và phân loại trong điều trị bệnh. Song song với việc dùng thuốc, bạn hãy kết hợp ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi để có thể nâng cao sức khỏe nhé!
Kiểm soát tiểu đường:
Để kiểm soát tốt tiểu đường các bạn nên kiểm tra thường xuyên chỉ số đường huyết tại nơi các bạn đặt lịch khám định kỳ. Ngoài ra các bạn có điều kiện có thể mua và sử dụng máy đo đường huyết tại nhà. Nên mua hãng có uy tín và sản phẩm được sử dụng công nghệ mới nhất.
FaCare là nhà cung cấp sản phẩm máy đo đường huyết của tập đoàn TaiDoc, một trong 5 tập toàn sản xuất thiết bị y tế lớn nhất toàn cầu. Máy đo đường huyết và máy đo đa thông số 5 trong 1 đều sử dụng công nghệ mới nhất của MedNet GmbH (CHLB Đức)