Chỉ số đường huyết đói là gì, bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

Sorry, this entry is only available in Vietnamese. For the sake of viewer convenience, the content is shown below in the alternative language. You may click the link to switch the active language.

Chỉ số đường huyết đói có gì đáng chú ý và kiểm soát các mức chỉ số này để đảm bảo kiểm soát bệnh đái tháo đường (tiểu đường)

>>>đường huyết bao nhiêu là bình thường

Chi-so-duong-huyet-doi-la-gi-bao-nhieu-thi-mac-benh-tieu-duong                     Chỉ số đường huyết đói là gì, bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

Chỉ số đường huyết đói là gì?

Đường huyết đói là chỉ số đường huyết được đo lần đầu vào buổi sáng nhịn ăn ít nhất 8h trở nên lúc đó bạn chưa ăn hay uống bất kỳ loại thực phẩm nào. Chỉ số đường huyết lúc đói ở khoảng giữa 3.9 mmol/l đến 5.5 mmol/l là bình thường.

Xét nghiệm đường huyết lúc đói là cách nhanh và đơn giản nhất để chẩn đoán bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường. Ngoài ra đường huyết lúc đói giúp đo lường được hiệu quả điều trị ở các bệnh nhân mắc tiểu đường.

Tiêu chuẩn chẩn đoán Đái tháo đường (theo Hiệp Hội Đái tháo đường Mỹ – ADA) dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn, trong đó có 1 tiêu chuẩn dựa vào đường máu lúc đói:

“Glucose huyết tương lúc đói (fasting plasma glucose: FPG) ≥ 7 mmol/l (hay 126 mg/dL). Bệnh nhân phải nhịn ăn (không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc, nước đun sôi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm từ 8 – 14 giờ)”

Tiêu chuẩn này phải được làm 2 lần vào 2 ngày khác nhau. Thời gian thực hiện xét nghiệm lần 2 sau lần thứ nhất có thể từ 1 đến 7 ngày.

Chi-so-duong-huyet-doi-la-gi-bao-nhieu-thi-mac-benh-tieu-duong-1                                 Đo đường máu mao mạch với máy đo đường huyết

Chỉ số đường huyết lúc đói bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

Người bệnh phải nhịn ăn (không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội) ít nhất 8 giờ (nhịn đói qua đêm từ 8 – 14 giờ). Sau khi lấy máu, bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị chuyên nghiệp để đo mức glucose có trong mẫu máu đó.

Đường huyết lúc đói dưới 3.9 mmol/L ( hoặc 70 mg/Dl) là thấp. Khi đó người bệnh có biểu hiện hạ đường huyết với các triệu chứng: đói cồn cào, tay chân run rẩy, choáng váng, đổ mồ hôi… Cách xử lý là ngậm 1 viên kẹo ngọt, uống chút nước đường hoặc cốc nước hoa quả.

Chi-so-duong-huyet-doi-la-gi-bao-nhieu-thi-mac-benh-tieu-duong-2
                               Hoa mắt, chóng mặt có thể là dấu hiệu hạ đường huyết

Đường huyết lúc đói được chia thành các mốc bao gồm:

  • 3.9 – 5.5 mmol/L (70 – 100 mg/dL): Bình thường
  • Khoảng 5.6 – 6.9 mmol/L (100 – 125 mg/dL): bạn đang bị rối loạn đường huyết lúc đói, tức là tiền tiểu đường.
  • >= 7,0 mmol/l (126mg/dL trở lên): kiểm tra 2 lần cách nhau 1 – 7 ngày, bạn đã mắc tiểu đường type 2.
Chi-so-duong-huyet-doi-la-gi-bao-nhieu-thi-mac-benh-tieu-duong-3
                                                                  Bảng các chỉ số đường huyết

Một số nguyên nhân khác cũng gây tăng đường huyết lúc đói bao gồm: cường giáp, viêm tuyến tụy, K tuyến tụy và một số bệnh K khác. Những trường hợp này cần làm đầy đủ các xét nghiệm để chẩn đoán phân biệt.

Mức chỉ số đường huyết lúc đói an toàn với bệnh nhân tiểu đường

Các chỉ số đường huyết lúc đói ở bệnh nhân tiểu đường bao nhiêu là tốt tùy thuộc cơ địa của mỗi người, thời gian đã mắc bệnh, tình trạng bệnh, bệnh lý mắc kèm hoặc biến chứng. Đối với bệnh nhân mắc bệnh lâu năm, mức chỉ số đường huyết lúc đói mục tiêu sẽ cao hơn người vừa mới bị tiểu đường.

Theo tài liệu từ bộ y tế khuyến cáo, chỉ số đường huyết lúc đói trong mức an toàn là:

Chi-so-duong-huyet-doi
Chỉ số đường huyết đói

Bảng mục tiêu điều trị cho bệnh nhân tiểu đường ở người trưởng thành, không có thai

Xét nghiệm đường huyết lúc đói bao lâu một lần?

Theo thông tin từ Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ (tên viết tắt là ADA) khuyến cáo rằng, nếu bạn trên 45 tuổi và chưa có khả năng bị tiểu đường thì vẫn nên xét nghiệm đường huyết lúc đói 2 – 3 năm 1 lần.

Chi-so-duong-huyet-doi-la-gi-bao-nhieu-thi-mac-benh-tieu-duong-4
                              Xét nghiệm đường huyết định kỳ giúp tầm soát bệnh

Trường hợp có 1 trong những yếu tố dưới đây, bạn nên xét nghiệm định kỳ 1 năm/1 lần (hay 6 tháng 1 lần nếu có nhiều nguy cơ):

  • Ít hoạt động thể chất
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường type 2
  • Người đang bị tiểu đường thai kỳ hay sinh con trên 4kg
  • Huyết áp cao từ 140/90mmHg trở lên hay đang được điều trị cao huyết áp
  • Có mức độ cholesterol lipoprotein HDL thấp dưới 35mg/dL hoặc mức triglyceride lớn hơn 250mg/dL
  • Mắc phải hội chứng buồng trứng đa nang
  • Có tiền sử bệnh tim mạch
  • Đề kháng insulin hay các vấn đề sức khỏe liên quan đến kháng lnsulin

Nếu bạn bị tiền tiểu đường, bạn nên kiểm tra đường huyết định kỳ hàng tháng, tiếp đó cách 2 – 3 tháng tùy thuộc chỉ định của bác sĩ. Đối với các trường hợp bạn đã mắc bệnh tiểu đường, cần theo dõi chỉ số đường huyết lúc đói hàng tháng (hoặc tối thiểu 2 tháng/lần).

Có thể kèm theo xét nghiệm HbA1c nếu kiểm tra tại các bệnh viện lớn, từ tuyến tỉnh trở lên.

Kiểm soát tiểu đường:

Để kiểm soát tốt tiểu đường các bạn nên kiểm tra thường xuyên chỉ số đường huyết tại nơi các bạn đặt lịch khám định kỳ. Ngoài ra các bạn có điều kiện có thể mua và sử dụng máy đo đường huyết tại nhà. Nên mua hãng có uy tín và sản phẩm được sử dụng công nghệ mới nhất.

FaCare là nhà cung cấp sản phẩm máy đo đường huyết của tập đoàn TaiDoc, một trong 5 tập toàn sản xuất thiết bị y tế lớn nhất toàn cầu. Máy đo đường huyết và máy đo đa thông số 5 trong 1 đều sử dụng công nghệ mới nhất của MedNet GmbH (CHLB Đức)