Cách Điều Trị Toàn Diện Cho Bệnh Đái Tháo Đường – Phần 2

Sorry, this entry is only available in Vietnamese. For the sake of viewer convenience, the content is shown below in the alternative language. You may click the link to switch the active language.

Nếu như trong phần 1, bạn đã được giới thiệu về các chương trình sức khoẻ, các phương pháp thể lực và các hoạt động cần tránh để giảm yếu tố, nguy cơ bị bệnh đái tháo đường.

Trong phần 2 này, xin giới thiệu đến bạn các chi tiết chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh, giúp bạn và người thân cải thiện đáng kể tình trạng bệnh đái tháo đường của mình.

Cach-dieu-tri-toan-dien-cho-benh-nhan-dai-thao-duong-phan-2
                                           Cách Điều Trị Toàn Diện Cho Bệnh Đái Tháo Đường

Bệnh nhân tiểu đường hãy đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng có vai trò thiết yếu trong việc quản lý bệnh, mỗi người bệnh đái tháo đường phải tích cực hợp tác với bác sĩ của mình để vạch ra kế hoạch ăn uống hợp lý, cá nhân hóa cho phù hợp với nhu cầu và sở thích cá nhân. Tốt nhất là được chuyên gia dinh dưỡng có kiến ​​thức và kinh nghiệm tư vấn.

Mục tiêu của chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường:

(1) Đạt được và duy trì trọng lượng cơ thể,

(2) Duy trì các mục tiêu đường huyết, huyết áp và lipid máu,

(3) Trì hoãn hoặc ngăn ngừa các biến chứng của bệnh đái tháo đường.

Đối với người bệnh đái tháo đường, phần khó nhất trong kế hoạch điều trị là xác định thức ăn và thực hiện kế hoạch ăn uống. Cần lưu ý rằng sẽ không có khẩu phần ăn uống chuẩn phù hợp với tất cả các người bệnh đái tháo đường. Vì vậy, sau khi lập ra chế độ dinh dưỡng cho riêng mình, bạn nên trao đổi với bác sĩ điều trị để được tư vấn tốt hơn.

Kiểm soát cân nặng

Kiểm soát cân nặng rất quan trọng đối với những người bệnh đái tháo đường thừa cân/béo phì.

Khuyến cáo: Chúng ta có thể tự kiểm soát tình trạng thừa cân béo phì dựa vào một trong 3 công thức sau:

Công thức 1: PP tính trọng lượng lý tưởng = Chiều cao (cm) -100 – [Chiều cao (cm)-150]/N

Với N=4 (nam) và N=2 (nữ)

Ví dụ bạn là nam, cao 170cm, cân nặng lý tưởng sẽ là = 170 – 100 – [170 – 150]/4 = 65 kg; nếu là nữ thì trọng lượng sẽ là = 170 – 100 – [170-150]/2 = 60 kg.

Công thức 2: Chỉ số khối cơ thể BMI < 23

Công thức 3: Vòng bụng < 90 cm (nam) và < 80 cm (nữ)

Ở những bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 béo phì việc giảm trên 5% trọng lượng cơ thể so với ban đầu đã được chứng minh giúp cải thiện kiểm soát đường huyết, lipid máu, huyết áp và giảm nhu cầu sử dụng thuốc hạ đường máu.

Trong một số trường hợp cần thiết (sau khi trao đổi với bác sĩ) nên giảm trọng lượng trên 7%.

Giảm cân có thể đạt được qua các chương trình thay đổi lối sống như chỉ ăn uống ở mức 1.200-1.500 kcal/ngày đối với phụ nữ và 1.500-1.800 kcal/ngày đối với nam giới. Lưu ý, những chỉ số calo này có thể được điều chỉnh theo trọng lượng cơ thể.

Nhu cầu chất bột đường (Carbohydrate, CHO)

Khuyến cáo: Nhu cầu chất bột đường của mỗi người trưởng thành chỉ vào khoảng 44 – 46 % tổng năng lượng/ngày.

Một số lưu ý cho bệnh nhân:

Ăn tối thiểu 130 gam CHO/ngày. Không phải vì đái tháo đường (tiểu đường) mà bỏ hoàn toàn không dung nạp CHO

Nên ăn các nguồn carbohydrate đậm đặc chất dinh dưỡng có nhiều chất xơ như rau, trái cây, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, cũng như các sản phẩm từ sữa.

Đối với những người có tiêm insulin với liều cố định hàng ngày, một bữa ăn ổn định về lượng carbohydrate, đúng giờ có thể được khuyến nghị để cải thiện kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ hạ đường huyết.

Nên tránh đồ uống có đường (bao gồm cả nước ép trái cây) để kiểm soát đường huyết, cân nặng và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Để biết cơ thể mình và người thân phù hợp với lượng carbohydrate như thế nào, bạn có thể tham khảo phương pháp đếm carbohydrate (CHO): dựa trên khái niệm rằng mỗi khẩu phần CHO bằng khoảng 15g CHO. Một khẩu phần CHO tương đương cho 15g carbonhydrate: 1/3 bát cơm, ½ bát mì ống, 1 lát bánh mì 30g, 1 củ khoai tây 90g, ½ trái bắp/ ngô.

Phụ nữ trung bình cần khoảng 3 đến 4 khẩu phần (45-60 gram), trong khi đàn ông có thể cần 4-5 khẩu phần (60-75 gram) CHO mỗi bữa ăn. Con số này có thể thay đổi nhiều hay ít tùy thuộc vào nhu cầu calo của từng cá nhân (tức là, mang thai / cho con bú, bị bệnh, v.v.), thuốc men và mức độ hoạt động thể chất.

Ưu tiên các nguồn carbohydrate có lợi cho sức khỏe hơn bao gồm các loại đậu, thực phẩm nguyên hạt hoặc ngũ cốc và trái cây thay vì thực phẩm chế biến cao, nước ép trái cây và đồ uống ngọt.

Nhu cầu chất đạm (Protid)

Khuyến cáo:

Nhu cầu chất đạm của mỗi người trưởng thành mỗi ngày vào khoảng 1-1,5 g protein /kg cân nặng hoặc 15 – 20% tổng số năng lượng hàng ngày. Ví dụ, nếu một nam giới, trong độ tuổi trung niên, không có bệnh lý gì đặc biệt, có nhu cầu năng lượng là 2.500 kcal, tương đương với gần 250g thịt bò nạc, sẽ có chứa khoảng 93g đạm.

Nhu cầu chất đạm cần được cá nhân hoá dựa trên chế độ ăn uống hiện tại. Một số nghiên cứu đã tìm ra cách quản lý thành công bệnh đái tháo đường tuýp 2 với kế hoạch ăn uống, bằng cách dung nạp lượng protein cao hơn (20-30%) so với bình thường để góp phần làm tăng cảm giác no bụng.

Bệnh nhân bị bệnh thận đái tháo đường (có albumin niệu và/hoặc giảm tỷ lệ lọc cầu thận ước tính), nên duy trì chế độ ăn kiêng theo chế độ ăn hàng ngày, được đề nghị là 0,8g protid / kg thể trọng / ngày.

Ngoài ra, nên ăn 2 khẩu phần cá (8 ounces) mỗi tuần (để cung cấp Axit béo omega-3 cho hàm lượng EPA và DHA cao có liên quan đến việc giảm nguy cơ đột tử và tử vong do bệnh động mạch vành ở người trưởng thành khỏe mạnh).

Lời khuyên thiết thực cho nhu cầu chất đạm:

Bao gồm một nguồn thịt nạc với mỗi bữa ăn (200 – 300gram/ ngày), chẳng hạn như thịt gia cầm không da, giảm chất béo của thịt bò hoặc thịt lợn, cá hoặc trứng và các sản phẩm từ sữa ít béo. Hoặc các nguồn đạm thực vật như đậu phụ, các loại đậu, các sản phẩm thay thế thịt là những lựa chọn tốt nhưng lưu ý hàm lượng muối có thể cao hơn.

Các loại hạt: 27gram đạm tương đương với 24 hạt hạnh nhân, 18 hạt điều vừa, 12 hạt macadamia, 35 hạt đậu phộng và 14 quả óc chó.

Cach-dieu-tri-toan-dien-cho-benh-nhan-dai-thao-duong-phan-2-1
Điều trị đái tháo đường

Bạn xem thêm điều trị đái tháo đường phần 3

Kiểm soát tiểu đường:

Để kiểm soát tốt tiểu đường các bạn nên kiểm tra thường xuyên chỉ số đường huyết tại nơi các bạn đặt lịch khám định kỳ. Ngoài ra các bạn có điều kiện có thể mua và sử dụng máy đo đường huyết tại nhà. Nên mua hãng có uy tín và sản phẩm được sử dụng công nghệ mới nhất.

FaCare là nhà cung cấp sản phẩm máy đo đường huyết của tập đoàn TaiDoc, một trong 5 tập toàn sản xuất thiết bị y tế lớn nhất toàn cầu. Máy đo đường huyết và máy đo đa thông số 5 trong 1 đều sử dụng công nghệ mới nhất của MedNet GmbH (CHLB Đức)