Huyết áp cao và những biến chứng nguy hiểm

Sorry, this entry is only available in Vietnamese. For the sake of viewer convenience, the content is shown below in the alternative language. You may click the link to switch the active language.

Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành mạch, áp lực này do lực co bóp của tim và động mạch tạo ra, đảm bảo việc vận chuyển máu tới các mô trong cơ thể. Huyết áp cao có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là đột quỵ. Vậy chỉ số huyết áp cao là bao nhiêu?

Thế nào là Huyết áp cao

Chỉ số huyết áp được đánh giá là bình thường, cao hay thấp phụ thuộc đồng thời vào 2 chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.

Như vậy, huyết áp tâm trương thường có giá trị thấp hơn huyết áp tâm thu bởi tim co bóp tạo ra áp lực để di chuyển máu đến toàn cơ thể. Ngoài đo 2 chỉ số huyết áp này, cần tính toán độ lệch giữa chúng để đánh giá bạn đang có huyết áp bình thường hay gặp vấn đề.

Hơn nữa, huyết áp có thể cao hoặc thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động như hoàn cảnh, điều kiện, cảm xúc,… Người bệnh đầu tiên cần được nghỉ ngơi trước khi đo ít nhất 15 phút, dừng hút thuốc lá,… không uống cà phê, tránh tâm lý căng thẳng, hồi hộp,… để có kết quả đo huyết áp chính xác và tin cậy, để kết quả đo là chính xác và tin cậy bạn cũng cần có một thiết bị đo tôt, tham khảo thiết bị đo huyết áp tại đây

Huyết áp cao và biến chứng (minh họa)
Huyết áp cao và biến chứng (minh họa)

Huyết áp bình thường

Một người bình thường nếu có chỉ số huyết áp tâm thu là 120 mmHg và huyết áp tâm trương là 80 mmHg. Người này có sức khỏe tốt, tình trạng lưu thông máu đều, tốc độ bơm máu ổn định.

Chỉ số huyết áp bình thường ở các đối tượng khác nhau sẽ có khác biệt. Ví dụ huyết áp ở trẻ sơ sinh thường khá thấp, song nó không gây vấn đề sức khỏe gì. Đến lứa tuổi từ thanh thiếu niên đến người già, huyết áp mới ổn định và mức bình thường là 120/80 mmHg.

Phụ nữ mang thai cũng thường có chỉ số huyết áp cao hơn bình thường, nhất là mẹ bầu trên 30 tuổi, đa thai, chế độ dinh dưỡng kém, bị thiếu máu hoặc có tiền sử cao huyết áp từ trước. Những mẹ bầu có chỉ số huyết áp cao cần được theo dõi thường xuyên, phòng ngừa và phát hiện sớm biến chứng tiền sản giật sản giật thai kỳ.

Chỉ số huyết áp cao

Theo thông báo của Hiệp hội Tim mạch Việt Nam, một người được đánh giá là cao huyết áp nghĩa là có chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg, chỉ số huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên.

Riêng ở người cao tuổi, nếu huyết áp tâm thu trên 140 mmHg, huyết áp tâm trương nhỏ hơn 90 mmHg thì vẫn đánh giá là cao huyết áp trong hình thái huyết áp tâm thu đơn độc.

Chỉ số huyết áp càng cao thì càng nguy hiểm, cần xác định chính xác mức độ và điều trị phù hợp:

Tiền tăng huyết áp: Huyết áp tâm thu 130 – 139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 85 – 89 mmHg.

Tăng huyết áp độ 1: Huyết áp tâm thu 140 – 159 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 90 – 99 mmHg.

Tăng huyết áp độ 2: Huyết áp tâm thu 160 – 179 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 100 – 109 mmHg.

Tăng huyết áp độ 3: Huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110 mmHg.

Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Huyết áp tối đa ≥ 140 mmHg và huyết áp tối thiểu < 90 mmHg.

Huyết áp thường tăng theo độ tuổi nên ngoài chỉ số huyết áp đo được, cần kết hợp đánh giá nhiều yếu tố khác để xác định mức độ bệnh, mức độ nguy hiểm, biến chứng để điều trị và phòng ngừa.

Nắm được chính xác huyết áp cao là bao nhiêu sẽ giúp bạn phòng ngừa và điều trị bệnh kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Triệu chứng cao huyết áp

Mặc dù việc đo huyết áp khá đơn giản, có thể thực hiện ngay tại nhà với thiết bị đo hoặc thường được kiểm tra trong những lần khám sức khỏe tổng quát song do chủ quan, nhiều người bệnh không hề biết bản thân gặp tình trạng này. Cao huyết áp có thể không gây triệu chứng dù chỉ số huyết áp đã đạt mức nguy hiểm, chỉ khi biến chứng xảy ra thì việc khắc phục và điều trị gặp nhiều khó khăn.

Song cũng có nhiều bệnh nhân cao huyết áp cho biết họ thường gặp một số triệu chứng kéo dài như:

  • Đau đầu dữ dội.

  • Đau thắt ngực.

  • Mệt mỏi, lú lẫn.

  • Gặp vấn đề về thị lực.

  • Tiểu ra máu.

  • Rối loạn nhịp tim.

  • Khó thở.

  • Chảy máu cam do huyết áp cao làm vỡ mạch máu.

Khi những dấu hiệu bệnh này xuất huyết, thường tình trạng huyết áp cao đã tới giai đoạn nguy hiểm, khả năng biến chứng cao và nguy hiểm đến tính mạng. Vì thế để biết bản thân có bị cao huyết áp hay không, tự kiểm tra tại nhà hoặc thăm khám tại bệnh viện, đo huyết áp thường xuyên là cách tốt nhất.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh cao huyết áp

Nếu không được phát hiện sớm và có chế độ điều trị kịp thời kết hợp với việc tạo dựng những thói quen tốt, bệnh nhân cao huyết áp có thể sảy ra một số biến chứng nguy hiểm, cụ thể:

Đột quỵ

Người bị cao huyết áp có tỉ lệ đột quỵ cao gấp 4 – 6 lần so với người bình thường. Nguyên nhân khi áp lực máu tạo ra trên thành mạch máu làm tăng khả năng xơ vữa động mạch, làm lớp động mạch dễ bị xơ cứng. Tình trạng này xảy ra kéo dài gây tích lũy, làm tắc nghẽn các mạch máu nhỏ trong não.

Khi mạch máu suy yếu, áp lực máu tác động cao, chúng có thể căng phồng và vỡ ra. Lúc này, bệnh nhân có thể phải đối mặt với đột quỵ, nếu không cấp cứu sớm sẽ đe dọa trực tiếp tới tính mạng.

Bệnh tim mạch

Cao huyết áp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh tim và tử vong do bệnh tim. Những bệnh lý liên quan tới huyết áp cao bao gồm: thiếu máu cục bộ, suy tim, phì đại tâm thất trái,…

Bệnh thận

Tình trạng cao huyết áp cũng là yếu tố tác động gây ra bệnh thận và khiến suy thận trở nên trầm trọng hơn. Cơ chế tác động như sau: huyết áp cao khiến các mạch máu và bộ lọc của thận chịu áp lực lớn trong thời gian dài, dễ bị suy yếu và hoạt động kém. Đến lúc nào đó, khi khả năng thải lọc của thận suy giảm, người bệnh sẽ phải thẩm tách thận hoặc cấy ghép thận nhân tạo.

Biến chứng mắt

Huyết áp cao không được điều trị cũng gây tổn thương mắt, ảnh hưởng đến thị lực khi các mạch máu trong võng mạc phía sau mắt bị ảnh hưởng. Tổn thương mắt sẽ ngày càng nghiêm trọng theo thời gian nếu cao huyết áp không được khắc phục, người bệnh có thể phải đối mặt với nguy cơ suy giảm thị lực, mù lòa.

Huyết áp cao thường ảnh hưởng đến mắt

Huyết áp cao thường ảnh hưởng đến mắt

Mỗi người nên đo huyết áp mỗi năm một lần, đặc biệt những người có nguy cơ cao như béo phì, thừa cân, ít hoạt động thể chất, gia đình có tiền sử cao huyết áp hoặc người trên 40 tuổi nên đo huyết áp thường xuyên hơn.

Theo dõi huyết áp tại nhà

Cần theo dõi chỉ số huyết áp tại nhà thường xuyên để phòng tránh biến chứng của Huyết áp cao hoặc tụt huyết áp đột ngột

THEO DÕI CHỈ SỐ HUYẾT ÁP THƯỜNG XUYÊN BẰNG MÁY ĐO HUYẾT ÁP ĐIỆN TỬ FACARE
THEO DÕI CHỈ SỐ HUYẾT ÁP THƯỜNG XUYÊN BẰNG MÁY ĐO HUYẾT ÁP ĐIỆN TỬ FACARE