Bệnh đái tháo đường có lây không

Sorry, this entry is only available in Vietnamese. For the sake of viewer convenience, the content is shown below in the alternative language. You may click the link to switch the active language.

Bệnh tiểu đường (hay còn có tên gọi khác là bệnh đái tháo đường) ở nước ta hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa. Bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, đặc biệt gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vậy bệnh tiểu đường là bệnh gì và bệnh tiểu đường có lây không? Bài viết hôm nay sẽ cung cấp thông tin cho độc giả về vấn đề này.

 >> Kinh nghiệm mua máy đo đường huyết

1. Bệnh tiểu đường là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm là tăng đường huyết kéo dài. Tăng đường huyết mạn tính sẽ gây ra tổn thương ở nhiều cơ quan trong cơ thể như tim, thận, mắt, thần kinh…

Nguyen-nhan-gay-benh-tieu-duong
Nguyên nhận gây bệnh tiểu đường

Phân loại đái tháo đường:

Đái tháo đường type 1: do tế bào beta ở tuyến tụy bị phá hủy, dẫn đến thiếu hụt insulin. Quá trình chuyển hóa đường không thể diễn ra, lượng đường trong máu tích tụ nhiều, ngày càng cao. Hiện nay nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường type 1 vẫn chưa được biết chính xác, một số giả thiết cho rằng đái tháo đường type 1 có thể liên quan đến di truyền hoặc phơi nhiễm với virus.

Đái tháo đường type 2: do chức năng của tế bào beta tuyến tụy bị suy giảm trên nền tảng đề kháng insulin. Nguyên nhân của bệnh đái tháo đường type 2 chưa rõ ràng nhưng có thể kể đến một số yếu tố nguy cơ như béo phì, ít vận động, mắc tiểu đường thai kỳ ở nữ giới, hội chứng buồng trứng đa nang, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu…

Đái tháo đường thai kỳ: là đái tháo đường được chẩn đoán trong thời kỳ mang thai và không có bằng chứng về việc mắc đái tháo đường type 1 hoặc type 2 trước. Nhiều nghiên cứu cho rằng khi mang thai sự bài tiết các hormon như estrogen, progesterone, prolactin do nhau thai tiết ra gây kháng insulin làm tăng đường máu

2. Bệnh tiểu đường có lây không?

2.1. Khả năng lây nhiễm qua đường tiếp xúc

Bệnh tiểu đường không có khả năng lây lan từ người này qua người khác qua đường tiếp xúc bởi vì bệnh tiểu đường không phải do virus, vi khuẩn hay nấm gây ra.

Những người sống trong một gia đình có thể cùng mắc phải căn bệnh tiểu đường khiến cho nhiều người nghĩ rằng tiểu đường có thể lây lan qua đường ăn uống hay hô hấp. Điều này là hoàn toàn sai lầm, nguyên nhân được giải thích là do sống cùng gia đình sẽ có thói quen ăn uống, sinh hoạt giống nhau và mức độ tiển triển của tiểu đường bị ảnh hưởng rất nhiều bởi những thói quen này. Ngoài ra còn một nguyên nhân khác là do bệnh tiểu đường có yếu tố di truyền.

2.2.Khả năng lây nhiễm qua đường máu

Không giống như các bệnh HIV/AIDS, viêm gan…bệnh tiểu đường không lây truyền qua đường máu bởi vì bệnh tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, nó không phải là bệnh truyền nhiễm. Bạn hoàn toàn có thể nhận máu từ một bệnh nhân tiểu đường mà không phải lo lắng mình sẽ bị nhiễm bệnh theo.

2.3.Khả năng lây nhiễm qua đường tình dục

Bệnh tiểu đường do rối loạn chuyển hóa insulin trong cơ thể, không phải do nhiễm khuẩn hay do virus nên không lây khi quan hệ vợ chồng. Tuy nhiên bệnh tiểu đường ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống tình dục vì nó làm suy giảm sinh lý. Đối với nam giới có thể gặp tình trạng rối loạn cương, giảm cảm giác thỏa mãn. Đối với nữ giới, mắc bệnh tiểu đường gây khô âm đạo hoặc dễ viêm nhiễm cơ quan sinh dục.

Có thể khẳng định rằng bệnh tiểu đường là bệnh không lây nhiễm. Tuy nhiên tiểu đường có yếu tố di truyền. Đặc biệt đối với những bà mẹ mắc tiểu đường thai kỳ thì đứa trẻ sinh ra có nguy cơ bị tiểu đường và tiền tiểu đường cao gấp nhiều lần những đứa trẻ khác.

3. Dấu hiệu sớm cảnh báo mắc bệnh tiểu đường và cách phòng tránh căn bệnh này

Dau-hieu-tieu-duong
Dấu hiệu nhận biết tiểu đường

3.1. Dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường

Triệu chứng của đái tháo đường type 1: bệnh diễn biến rất nhanh và các triệu chứng thường xảy ra nhanh chóng trong vài ngày hoặc vài tuần. Người bệnh sẽ cảm thấy đói và mệt, đi tiểu thường xuyên hơn và khát hơn, khô miệng, khát nước nhiều và ngứa da, sụt cân nhiều và thị lực giảm.

Triệu chứng của đái tháo đường type 2: thường diễn biến âm thầm, thậm chí không có triệu chứng gì. Bệnh phát triển trong nhiều năm và các dấu hiệu cảnh báo có thể rất khó chẩn đoán như: nhiễm trùng nấm men, vết loét hoặc vết cắt chậm lành, đi tiểu nhiều, nhìn mờ, đau hoặc tê bàn tay, chân, bị giảm cân hoặc tăng cân bất thường.

Triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ: thai phụ cảm thấy hơi khát hơn bình thường hoặc phải đi tiểu thường xuyên hơn.Sàng lọc đái tháo đường thai kỳ được làm lần đầu trong lần khám thai đầu tiên bằng phương pháp xét nghiệm máu và tuần 24-28 thai kỳ với nghiệm pháp dung nạp glucose máu đường uống.

3.2. Cách phòng tránh bệnh đái tháo đường

Để phòng tránh bệnh tiểu đường bạn nên thực hiện một lối sống khoa học như sau:

Bổ sung chất xơ và hạn chế khối lượng tinh bột nạp vào cơ thể: ăn nhiều rau củ trái cây tươi, bắt đầu bữa ăn bằng một đĩa rau tươi sống để giúp bạn nhanh no hơn, kiểm soát lượng đường và mỡ máu. Hạn chế nước ngọt có gas, bánh kẹo, những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…

Tập luyện thể dục thể thao hằng ngày: nên đi bộ hoặc tập một môn thể dục như yoga, đi bộ, không nên nghỉ quá 2 ngày trong 1 tuần. Với những người làm công việc văn phòng nên hạn chế sử dụng thang máy, sử dụng thang bộ và hạn chế ngồi quá lâu. Mỗi tiếng nên đứng lên đi lại nhẹ nhàng để làm tăng sự nhạy cảm của insulin.

Ngoài ra nên uống đủ nước, theo dõi và kiểm soát cân nặng của mình thường xuyên, ngủ đủ giấc và kiểm soát cảm xúc, giảm stress.

Vậy có thể kết luận lại rằng tiểu đường là bệnh không lây nhiễm như nhiều người vẫn lầm tưởng. Bạn hãy chủ động phòng ngừa căn bệnh này bằng một chế độ dinh dưỡng khoa học kết hợp tập luyện và tầm soát định kỳ để có một kết quả tốt đẹp nhất.

Độc giả có thể tham khảo thêm ở đây

>> Máy đo đường huyết nào tốt

>> Máy đo tiểu đường tại  nhà

>> Mua máy đo đường huyết

>> Máy đo đường huyết giá bao nhiêu

>> Máy đo tiểu đường giá bao nhiêu

>> Máy đo đường huyết tốt nhất

>> Máy đo đường huyết tại nhà loại nào tốt

>> Máy đo đường huyết tại nhà loại nào tốt

>> Sử dụng máy đo đường huyết

Kiểm soát tiểu đường:

Để kiểm soát tốt tiểu đường các bạn nên kiểm tra thường xuyên chỉ số đường huyết tại nơi các bạn đặt lịch khám định kỳ. Ngoài ra các bạn có điều kiện có thể mua và sử dụng máy đo đường huyết tại nhà. Nên mua hãng có uy tín và sản phẩm được sử dụng công nghệ mới nhất.

FaCare là nhà cung cấp sản phẩm máy đo đường huyết của tập đoàn TaiDoc, một trong 5 tập toàn sản xuất thiết bị y tế lớn nhất toàn cầu. Máy đo đường huyết và máy đo đa thông số 5 trong 1 đều sử dụng công nghệ mới nhất của MedNet GmbH (CHLB Đức)