Tầm soát đái tháo đường typ2

Sorry, this entry is only available in Vietnamese. For the sake of viewer convenience, the content is shown below in the alternative language. You may click the link to switch the active language.

Hiện nay tầm soát đái tháo đường sớm có thể giúp người bệnh tránh được các biến chứng nghiêm trọng của bệnh đái tháo đường gây ra như là: Như biến chứng mắt gây mù lòa, biến chứng thận, biến chứng thần kinh, tim và mạch máu, nguy cơ đột quỵ, bệnh tim mạch vành và bệnh mạch máu ngoại biên.

Tỷ lệ đái tháo đường ở Việt Nam và trên thế giới

Theo Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF) năm 2015 toàn thế giới có 415 triệu người (trong độ tuổi 20-79) bị bệnh đái tháo đường tương đương cứ 11 người có 1 người bị đái tháo đường. Năm 2040 con số này sẽ tăng là 642 triệu, tương đương cứ 10 người có 1 người bị đái tháo đường. Bên cạnh đó cùng với việc tăng sử dụng thực phẩm không thích hợp, ít hoặc không hoạt động làm tăng nguy cơ bệnh đái tháo đường type 2 đang có xu hướng tăng và trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng vì biến chứng của chính bệnh đó.

Bệnh đái tháo đường gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm và là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý tim mạch, mù lòa, suy thận, và cắt cụt chi. Nhưng một điều đáng khả quan hơn là có tới 70% trường hợp đái tháo đường type 2 có thể dự phòng hoặc làm chậm xuất hiện bệnh khi bản thân mỗi người có lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý và tăng cường luyện tập thể lực hàng ngày.

Hiện nay tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose toàn quốc 7,3%, rối loạn glucose máu lúc đói toàn quốc 1,9% (năm 2003). Theo kết quả điều tra STEPwise về các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm do Bộ Y tế thực hiện năm 2015, ở nhóm tuổi từ 18-69, cho thấy tỷ lệ đái tháo đường toàn quốc là 4,1%, tiền đái tháo đường là 3,6%.

Đái tháo đường gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch

Ai nên tầm soát bệnh tiểu đường?

Theo Hiệp hội đái tháo đường của Hoa Kỳ thì tất cả mọi người nên được sàng lọc bệnh đái tháo đường trong khoảng thời gian ba năm bắt đầu từ tuổi 45 đặc biệt là những người thừa cân hoặc béo phì. Bất kỳ ai có nhiều yếu tố nguy cơ thì việc sàng lọc bệnh đái tháo đường nên được thực hiện ở độ tuổi sớm hơn và thường xuyên hơn. Nhóm đối tượng cần tầm soát sớm bệnh đái tháo đường.

Tiền sử gia đình mắc bệnh đái tháo đường ( như là cha mẹ hoặc anh chị em ruột mắc bệnh đái tháo đường).

Thừa cân (BMI>= 25 kg/m2.

Không hoạt động thể chất thường xuyên.

Chủng tộc / sắc tộc (bao gồm người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Tây Ban Nha, người Mỹ bản địa, người Mỹ gốc Á và người dân đảo Thái Bình Dương)

Tiền sử rối loạn dung nạp glucose lúc đói (IFG) hoặc rối loạn dung nạp glucose dung nạp (IGT) tức là bệnh tiền đái tháo đường.

Huyết áp cao (>= 140/90 ở người lớn)

Rối loạn lipi máu: Cholesterol HDL <= 35mg/dL và/hoặc mức triglyceride >= 250mg /dL.

Tiền sử đái tháo đường thai kỳ hoặc sinh con nặng hơn 4,1Kg.

Hội chứng buồng trứng đa nang.

Béo phì

Người thừa cân, béo phì có nguy cơ cao với bệnh tiểu đường

Các xét nghiệm cần thiết sàng lọc bệnh đái tháo đường

Xét nghiệm Glucose huyết tương lúc đói (fasting plasma glucose) ít nhất 8h hoặc xét nghiệm Hemoglobin A1c (HbA1c) được sử dụng để sàng lọc hoặc nghiệm pháp dung nạp glucose.

Nếu xét nghiệm sàng lọc bệnh đái tháo đường âm tính thì cần làm gì tiếp theo

Nếu xét nghiệm sàng lọc bệnh đái tháo đường âm tính thì hãy tiếp tục làm xét nghiệm sàng lọc theo dõi ba năm một lần hoặc theo khuyến nghị của bác sĩ. Tuy nhiên bác sĩ có thể làm các xét nghiệm sàng lọc thêm cho bạn nếu họ nghi ngờ rằng bạn bị đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường và kết quả sàng lọc ban đầu của bạn là âm tính.

Nếu xét nghiệm sàng lọc bệnh đái tháo đường dương tính thì bệnh nhân cần làm gì?

Nếu xét nghiệm sàng lọc bệnh đái tháo đường là dương tính tức là mắc bệnh đái tháo đường thì lúc này bác sĩ chuyên khoa nội tiết sẽ tư vấn hướng theo dõi điều trị như là: có thể kê đơn thuốc, tưu vấn chế độ ăn phù hợp, chế độ luyện tập thường xuyên và thay đổi lối sống. Từ đó để giúp bạn kiểm soát tốt lượng đường trong máu và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng sớm nhất có thể xảy ra.

Độc giả có thể tham khảo thêm ở đây

>> Máy đo đường huyết nào tốt

>> Máy đo tiểu đường tại  nhà

>> Mua máy đo đường huyết

>> Máy đo đường huyết giá bao nhiêu

>> Máy đo tiểu đường giá bao nhiêu

>> Máy đo đường huyết tốt nhất

>> Máy đo đường huyết tại nhà loại nào tốt

>> Máy đo đường huyết tại nhà loại nào tốt

>> Sử dụng máy đo đường huyết

Kiểm soát tiểu đường:

Để kiểm soát tốt tiểu đường các bạn nên kiểm tra thường xuyên chỉ số đường huyết tại nơi các bạn đặt lịch khám định kỳ. Ngoài ra các bạn có điều kiện có thể mua và sử dụng máy đo đường huyết tại nhà. Nên mua hãng có uy tín và sản phẩm được sử dụng công nghệ mới nhất.

FaCare là nhà cung cấp sản phẩm máy đo đường huyết của tập đoàn TaiDoc, một trong 5 tập toàn sản xuất thiết bị y tế lớn nhất toàn cầu. Máy đo đường huyết và máy đo đa thông số 5 trong 1 đều sử dụng công nghệ mới nhất của MedNet GmbH (CHLB Đức)