Bệnh tiểu đường và các biến chứng nguy hiểm

Đái tháo đường là căn bệnh mạn tính có khả năng để lại biến chứng cao, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể nhiều năm sau đó. Về cơ bản, lượng đường trong máu quá cao sẽ làm tổn thương nghiêm trọng các cơ quan và mô. Về lâu về dài, tế bào tại nhiều bộ phận có khả năng bị ảnh hưởng, thậm chí bị biến đổi. Người bệnh mắc chứng đái tháo đường càng lâu thì nguy cơ gặp biến chứng càng cao. 

>> duy trì sức khỏe ở người bệnh tiểu đường

Một số biến chứng của bệnh tiểu đường type I và II

Sau một thời gian mắc bệnh đái tháo đường, bệnh nhân có thể phải đối mặt với một trong những vấn đề sức khỏe sau đây:

  • Trầm cảm.

  • Suy giảm trí nhớ hoặc mất trí nhớ.

  • Suy giảm thị lực nghiêm trọng và dễ mắc một số bệnh tại võng mạc.

  • Thính lực bị ảnh hướng, có thể gây điếc ở mức độ nhẹ.

  • Mắc một số bệnh da liễu như nhiễm trùng da do nấm và vi khuẩn.

  • Người bệnh dễ bị nhiễm trùng nếu có vết thương ngoài da do thời gian tự phục hồi của cơ thể kéo dài.

  • Dễ mắc các bệnh liên quan đến thận vì dung nạp thuốc trong quá trình điều trị.

  • Các dây thần kinh bị ảnh hưởng có thể gây bệnh thần kinh.

  • Sức khỏe hệ tim mạch bị suy giảm rõ rêt, trong đó bệnh nhân tiểu đường thường phải đối mặt với nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim đột ngột.

Biến chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ

Như đã đề cập ở trên, đái tháo đường thai kỳ xuất hiện là do cơ thể người phụ nữ thường có xu hướng ít nhạy cảm với insulin trong giai đoạn này. Đã có nhiều trường hợp chị em tự khỏi bệnh sau khi sinh con một thời gian và các em bé sinh ra hầu hết đều khỏe mạnh. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần xác định rằng đái tháo đường thai kỳ vẫn có khả năng để lại biến chứng như:

Đối với người mẹ

Các chị em mắc đái tháo đường thai kỳ trước khi sinh dễ bị tiền sản giật hơn so với các trường hợp mẹ bầu khỏe mạnh thông thường. Ngoài ra sau khi sinh con có khả năng bệnh này không tự khỏi mà tự chuyển từ đái tháo đường thai kỳ sang đái tháo đường type II.

Đặc biệt, nếu chị em mang thai lần sau thì khả năng tiếp tục mắc đái tháo đường thai kỳ là rất cao.

Đối với em bé

Trong trường hợp mẹ bầu bị mắc chứng tiểu đường thai kỳ kéo dài thì có khả năng thai nhi cũng bị ảnh hưởng. Sau khi chào đời em bé dễ phải đối mặt với các trường hợp sau:

  • Khó kiểm soát được cân nặng cũng như quá trình phát triển thể chất vì lượng đường dư của mẹ truyền sang con qua nhau thai. Cụ thể, các em bé này có nguy cơ béo phì cao hơn bình thường, có số cân nặng lớn và mẹ bắt buộc phải sinh mổ.

  • Có lượng đường trong máu thấp hơn ngưỡng an toàn vì tuyến tụy phát triển, cơ thể sản xuất quá nhiều insulin.

  • Nguy cơ mắc đái tháo đường type I cao.

  • Mắc các bệnh lý rối loạn chuyển hóa bẩm sinh.

Cần theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên và tham khảo một số biện pháp duy trì sức khỏe dành cho bệnh nhân tiểu đường.